Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tâm lí học đường Lớp 5 trọn bộ

Giáo án Tâm lí học đường Lớp 5

Giáo án Tâm lí học đường Lớp 5 trọn bộ các chủ đề. Hy vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Tâm lí học đường (tiết 1). Chủ đề 1

Bài: KỈ LUẬT TỰ GIÁC

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết chủ động và tự nguyện tuân thủ những quy tắc, quy định của bản thân, gia đình, nhà trường trong quá trình học tập và sinh hoạt, hướng đến một thói quen tốt.

- Kỉ luật tự giác giúp em có khả năng lên kế hoạch thực hiện tốt nhất những điều cần làm theo đúng tiến độ đã đề ra.

- HS có ý thức tuân theo kỉ luật để hình thành tính tự giác.

- TCTV. Thời gian biểu.

II. Đồ dùng dạy, học: SGK Tâm lí học đường lớp 5.

III. Các hạt động dạy học cơ bản

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức.

2. Bài mới: GV Giới thiệu bài ghi mục bài

Hoạt động 1: Quan sát.

Em cùng bạn ngồi cạnh bên quan sát các hình trong sgk trang 5 và cho biết nội dung từng trang nói gì?

- Gọi từng em nêu kết quả quan sát từng hình, các bạn khác bổ sung, giáo viên kết luận và liên hệ thực tế, giáo dục.

H1. Em đã tự giác học bài, làm bài và chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đi ngủ chưa?

H2. Em đã thức dậy đúng giờ và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ học tập, giúp gia đình xong mới đi chơi chưa?

- GV kết luận: Em phải chủ động và tự nguyện tuân thủ những quy tắc, quy định của bản thân, gia đình, nhà trường trong quá trình học tập và sinh hoạt, hướng đến một thói quen tốt.

Hoạt động 2: Nhận biết:

H1. Qua các hình trong sách em thấy để hoàn thành tốt các việc cần làm trong ngày em cần làm gì?

- TCTV. thời gian biểu là: bản kê thời gian và trình tự làm các công việc khác nhau theo quy định (thường là trong ngày, trong tuần lễ).

- GVKL: Kỉ luật tự giác giúp em có khả năng lên kế hoạch thực hiện tốt nhất những điều cần làm theo đúng tiến độ đã đề ra.

Hoạt động 3: Ứng xử (tiết 2).

Hãy quan sát hình minh họa sgk trang 7 trao đổi cùng bạn về cách rèn luyện để hình thành kỉ luật tự giác.

H1. Bước đầu của quá trình hình thành kỉ luật tự giác là gì?

H2.Để hoàn thành tốt kế hoach đã lên em cần làm gì?

- GV kết luận, giáo dục: Phải có ý thức tuân theo kỉ luật để hình thành tính tự giác.

Hoạt động 4: Trải nghiệm.

a. Hoạt động cá nhân.

Em hãy rèn luyện kỉ luật tự giác như thế nào?

b. Hoạt động nhóm.Giáo viên làm phiếu như sgk trang 8 rồi phát cho các nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm hoàn thành nhanh, tốt phiếu học tập,

4. Củng cố: GV hệ thống lại bài, giáo dục.

5. Nhận xét tiết học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.

H1. Bạn đang chuẩn bị đồ dùng học tập và đồng phục trước khi đi ngủ.

H2. Bạn thức dậy đúng giờ để vệ sinh cá nhân, ăn sáng và chuẩn bị đi học.

H3. Bạn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ học tập trước khi chơi

H4. Bạn tự giác hoàn thành việc nhà được cha mẹ phân công.

- Học sinh tự suy nghĩ, trả lời.

- Học sinh tự suy nghĩ, trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hình trong sgk trang 6 thảo luận nhóm đôi về những lợi ích của kỉ luật tự giác với bản thân.

- Em cần lên lịch thời gian biểu cho bản thân và quyết tâm thực hiện theo thời gian biểu.

- HS lắng nghe.

Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

- Lên danh sách những việc cần ưu tiên thực hiện trong ngày, trong tuần,.

- Sắp xếp các việc trong ngày theo thời gian hợp lí.

- Khi thực hiện không nản chí, không chùn bước (nếu gặp khó khăn nên nghỉ ngơi một lúc rồi làm tiếp).

- HS suy nghĩ trả lời:

- Xây dựng kế hoạch; Tham gia các hoạt động phù hợp ở trường, ở nhà; Làm việc đúng kế hoạch đề ra.

- Các nhóm hoàn thành phiếu học tập

- Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác góp ý.

Tâm lí học đường (tiết 1). Chủ đề 2

Bài: HÀNH VI VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

I. Mục tiêu: - HS hiểu hành vi văn hóa học đường là những hành vi ứng xử đúng mực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của nhà trường.

- HS biết cách ứng xử đúng mực, hòa đồng với bạn bè là một biện pháp giúp em rèn luyện hành vi văn hóa học đường.

- Giáo dục HS ứng xử có văn hóa trong học đường.

II. Đồ dùng dạy học: SGK Tâm lí học đường lớp 5.

III. Các hoạt động dạy học cơ bản

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức.

2. Bài cũ: Để hoàn thành tốt kế hoach đã lên em cần làm gì?

- GV nhận xét, giáo dục.

3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi mục.

Hoạt động 1: Quan sát.

- Học sinh quan sát các hình trong SGK trang 10 và nêu nội dung của từng trang.

- Gọi từng em nêu nội dung từng tranh, cả lớp nhận xét.

- Sau HS nêu nội dung mỗi tranh GV hỏi liên hệ thực tế và giáo dục.

Ví dụ: Hàng ngày em đã chào hỏi lễ phép với người lớn chưa? Em thấy lớp ta có những bạn nào thường xuyên chào hỏi lễ phép với người lớn?

- GV kết luận: hành vi văn hóa học đường là những hành vi ứng xử đúng mực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của nhà trượng.

Hoạt động 2. Nhận biết.

- Tiếp tục cho lớp quan sát trang trong SGK trang 11, thảo luận nhóm 2, phát biểu.

H. Em thấy trong lớp, trong trường ta có những bạn nào hay đánh bạn, chế diễu bạn.

H. Em thấy trong lớp, trong trường ta có những bạn nào hay vứt rác bừa bãi, hay gọi thầy cô là ông nọ, bà kia?

H. Em thấy bạn bị đánh, thấy bạn vứt rác em làm gì?

- GV giảng, kết luận: Các em phải đoàn kết, yêu thương nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, đánh bạn, chế diễu bạn, vứt rác bừa bãi là những hành vi sai không nên làm.

Hoạt động 3 Ứng xử (tiết 2).

a. Rèn luyện hành vi văn hóa học đường.

H. Theo em hành vi văn hóa học đường là gì?

H. Em quan sát tranh, cho biết ở trường ta cần làm gì để trở thành một học sinh có hành vi tốt?

- GV: Một học sinh có hành vi tốt là phải xây dựng mỗi quan hệ bạn bè tốt đẹp; tự giác thực hiện đúng nội quy của nhà trương; nghiêm túc trong học tập; tham gia tích cực các hoạt động do trường, lớp, đội, các cấp tổ chức.

Hoạt động 4. Trải nghiệm.

- Lớp đánh dấu tích vào những hành vi văn hóa trong môi trương học đường.

- Lớp, gv cùng nhận xét chốt lời giải đúng.

4. Củng cố: GV hệ thống lại bài, giáo dục.

5. Nhận xét, dặn dò. HD học sinh học ở nhà

- Sắp xếp các việc trong ngày theo thời gian hợp lí. Khi thực hiện không nản chí, không chùn bước (nếu gặp khó khăn nên nghỉ ngơi một lúc rồi làm tiếp).

H1. Chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi.

H2. Hòa đồng vui vẻ với bạn bè.

H3. Có ý thức bảo vệ môi trường.

H4. Học tập vui chơi trong trường theo quy định.

- HS trả lời.

- Cả lớp lắng nghe.

- Những hình minh họa những hành vi thiếu văn hóa trong trường học là: (cả 4 hình).

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Thấy bạn bị đánh em can ngăn.

- Thấy bạn vứt rác em khuyên bạn bỏ rác đúng quy định.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh trong SGK trang 12, thảo luận nhóm, trả lời.

- Là những hành vi, hành động, việc làm thể hiện tính văn hóa ở trường.

- HS trả lời.

a. HS làm việc cá nhân, báo cáo kết quả (3 – 4 em).

b. Hoạt động nhóm. GV hướng dẫn các nhóm đóng vai.

Tâm lí học đường (tiết 3). Chủ đề 3

Bài 3: KHÓ THÍCH NGHI VỚI CÁI MỚI

I. Mục tiêu: Học sinh biết sống hòa mình vào tập thể để cùng bạn thảo luận tìm ra những cái mới, cái hay, những vốn kiến thức cần thiết, hợp lứa tuổi.

- Học sinh biết vui chơi, học tập, rèn luyện và hoạt động cùng bạn.

- GDHS. Không sống khép mình, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể.

II. Đồ dùng dạy học: SGK Tâm lí học đường lớp 5.

III. Các hoạt động dạy, học cơ bản

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định tổ chức.

2. Bài cũ.

H. Em hiểu hành vi văn hóa học đường là gì?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi mục.

Hoạt động 1: Quan sát.

- HS Quan sát hình SGK trang 18 cho biết một số hiểu biết của em về một số tình huống khó thích nghi với cái mới ở trường?

- GV: Không thích nghi với những cái mới là những bạn ngại tham gia các hoạt động nhóm, HĐ của lớp, của trường, gặp khó khăn khi học những kiến thức mới.

H.Lớp ta có những bạn nào ít tham gia các hoạt động của nhóm, của lớp, của trường?

- GV động viên, khuyến khích những bạn có biểu hiện như vậy (có thể gặp riêng).

Hoạt động 2: Nhận biết.

H. Em thảo luận cùng bạn cho biết nguyên nhân dẫn đến việc khó thích nghi với cái mới.

- GV phát phiếu cho HS tự viết ra những khó khăn trong việc thích nghi với cái mới mà em gặp.

- GV Đông viên, giáo dục học sinh.

Hoạt động 3: Ứng xử (tiết 2).

a. Rèn luyện để thích nghi với cái mới.

H. Khó thích nghi với cái mới có ảnh hưởng gì?

H. Làm sao để khắc phục tình trạng khó thích nghi?

H. Để tự tin trao đổi, hoạt động cùng bạn ta phải làm gi?

- GV: Phải tự tịn vào sự hiểu biết và sở trường của mình, không căng thẳng, lo lắng khi trao đổi cùng bạn.

b. Ứng xử khi thấy bạn khó thích nghi.

H. Thấy bạn khó thích nghi em làm gì giúp bạn?

Hoạt động 4: Trải nghiệm.

- Chia lớp thành 2 đội: 1 đội suy nghĩ nêu ra những cái mới của mình sắp tới. Một đội nêu cách giải quyết.

4. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức, giáo dục.

5. Nhận xét, dặn dò. HD học sinh học ở nhà và chuẩn bị bài sau.

- Hành vi văn hóa học đường là những hành vi ứng xử đúng mực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của nhà trượng.

Những bạn không thích nghi với những cái mới là những bạn sống khép mình, ngại tham gia các hoạt động của lớp, của nhà trường, gặp khó khăn khi học những kiến thức mới…

- Lớp nêu tên.

- HS quan sát tranh ở SGK trang 19 và thảo luận, phát biểu.

- Những bạn đó có tính rụt rè; Hay căng thẳng, lo âu; không thích thay đổi hoặc tính quá thận trọng.

- HS hoàn thành phiếu học tập, 1 – 3 em đọc kết quả bài của mình.

- Tìm hiểu, hiểu biết một vấn đề nào đó hoặc để hoàn thành một việc nào đó chậm hơn các bạn khác.

- Tăng cường vui chơi cùng bạn, trao đổi những công việc chung cùng bạn.

- Phải tự tịn vào sự hiểu biết và sở trường của mình, không căng thẳng, lo lắng khi trao đổi.

- Chủ động bắt chuyện với bạn, khuyến khích bạn hòa đồng với mọi người.

Ví dụ: Cái mới.

Sắp tới lên cấp 2 gặp trường mới, bạn mới, thầy cô mới,…

Giáo án điện tử lớp 5 đầy đủ các môn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 5

    Xem thêm