Giáo án Tập làm văn lớp 3 bài 22: Thảo luận về môi trường
Giáo án Tập làm văn lớp 3
Giáo án Tập làm văn lớp 3 bài 22: Thảo luận về môi trường bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 3 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án Tập làm văn lớp 3 bài 20: Viết về một trận thi đấu thể thao
Giáo án Tập làm văn lớp 3 bài 21: Viết thư
Giáo án Tập làm văn lớp 3 bài 23: Nói, viết về bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
2. Kĩ năng: Trình bày được ý kiến của mình trước đám đông.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ý thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* Lưu ý: Không yêu cầu làm Bài tập 2 - theo chương trình giảm tải của Bộ.
* MT: Giáo viên giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên (gián tiếp).
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận. Đảm nhận trách nhiệm. Tư duy sáng tạo.
- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Trải nghiệm. Đóng vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Bài cũ: Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: | - Hát đầu tiết. - 2 em thực hiện. - Nhắc lại tên bài học. |
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài (22 phút) * Mục tiêu: Giúp các em biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”, bày tỏ được ý kiến của riêng mình * Cách tiến hành: Bài 1. - Mời HS đọc yêu cầu của bài. - Nhắc lại trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. - Mời 1HS đọc 5 bước tổ chức cuộc họp. - Nhắc nhở HS: + Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường. + Để trả lời được câu hỏi trên, trước hết phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo. Sau đó, đưa những việc làm thiết thực, cụ thể HS cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp. - Yêu cầu HS chia thành các nhóm. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. - Theo dõi, giúp đỡ các em. - Yêu cầu các nhóm tổ chức cuộc họp. - Nhận xét, bình chọn. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): * MT: Giáo viên giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. | - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Lắng nghe - 1 HS đọc. - Học sinh chia nhóm. - Trao đổi, phát biểu, 1 HS trong nhóm ghi nhanh ý kiến của các bạn. - Các nhóm tổ chức cuộc họp. - Phát biểu |