Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học qua các môn học

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học qua các môn học bao gồm các phương pháp giáo dục hay trong các môn: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học cho các thầy cô tham khảo lồng ghép vào các bài dạy hiệu quả. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Môn Tiếng Việt

a/ Khả năng GD KNS qua môn Tiếng Việt:

Môn TV là một trong những môn học ở cấp tiểu học có khả năng GD KNS khá cao, hầu hết các bài học đều có thể tích hợp GD KNS cho HS ở những mức độ nhất định.
Số lượng phân môn nhiều

Thời gian dành cho môn học chiếm tỉ lệ cao

Các bài học trong các phân môn đều có khả năng giáo dục KNS cho học sinh

b/ Mục tiêu và nội dung sống qua môn Tiếng Việt:

- Giúp HS bước đầu hình thành và rèn luyện các KNS cần thiết, phù hợp lứa tuổi; nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân; biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

- Nội dung GD KNS được thể hiện ở tất cả các nội dung học tập của môn học.
- Những KNS chủ yếu đó là: KN giao tiếp; KN tự nhận thức; KN suy nghĩ sáng tạo; KN

ra quyết định; KN làm chủ bản thân.

c/ Các yêu cầu cần thiết phải đưa GD KNS vào môn Tiếng Việt:

- Xuất phát từ Thực tế cuộc sống: sự phát triển của KHKT, sự hội nhập, giao lưu, những yêu cầu và thách thức mới của cuộc sống hiện đại

- Xuất phát từ mục tiêu GDTH: GD con người toàn diện

- Xuất phát từ đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học

- Xuất phát từ thực tế dạy học Tiếng việt: cung cấp KT và KN sử dụng Tiếng việt thông qua thực hành ( hành dụng)

d/ Các loại KNS:

* KN cơ bản: gồm kỹ năng đơn lẻ và kỷ năng tổng hợp

* KN đặc thù: + KN nghề nghiệp

+ KN chuyên biệt

e/ NỘI DUNG GD KNS TRONG MÔN T.VIỆT

- KNS đặc thù, thể hiện ưu thế của môn TV: KN giao tiếp

- KN nhận thức (gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,...) là những KN mà môn TV cũng có ưu thế vì đối tượng của môn học này là công cụ của tư duy.

- Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... giữa các thành viên trong xã hội. Gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), ký mã (phát thông tin) qua: nghe, nói và đọc, viết.

- Các KNS này của HS được hình thành, phát triển dần, từ những KN đơn lẻ đến những KN tổng hợp.

2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Môn Đạo đức

+ Đạo đức GD cho HS bước đầu biết sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực biến nhận thức thành hành vi chuẩn mực thể hiện thông qua kĩ năng sống.

MỤC TIÊU GD KNS CHO HS QUA MÔN ĐẠO ĐỨC

+ Bước đầu trang bị cho HS các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.

+ Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.

+ Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.

+ Rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường.

+ Rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.

+ Hướng dẫn học sinh biết cách phối hợp công việc của từng cá nhân khi làm việc đồng đội.

+ KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành

+ Biết sống tích cực, chủ động

+ Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Trong các chương trình giáo dục kĩ năng sống cho HSTH, người ta nhắc đến những nhóm kỹ năng sống sau đây:

a) Nhóm kĩ năng nhận thức:

- Nhận thức bản thân.

- Xây dựng kế hoạch.

- Kĩ năng học và tự học

- Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo.

- Giải quyết vấn đề

b) Nhóm kĩ năng xã hội:

- Kĩ năng giao tiếp .

- Kĩ năng thuyết trình và nói được đám đông.

- Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi.

- Kĩ năng làm việc nhóm (làm việc đồng đội)

c) Nhóm kĩ năng quản lý bản thân:

- Kĩ năng làm chủ.

- Quản lý thời gian

- Giải trí lành mạnh

d) Nhóm kĩ năng xã hội:

- Kĩ năng quan sát.

- Kĩ năng làm việc nhóm.

- Kĩ năng lãnh đạo (làm thủ lĩnh).

đ) Nhóm kĩ năng giao tiếp

- Xác định đối tượng giao tiếp

- Xác định nội dung và hình thức giao tiếp

e) Nhóm kĩ năng phòng chống bạo lực:

- Phòng chống xâm hại thân thể.

- Phòng chống bạo lực học đường.

- Phòng chống bạo lực gia đình.

- Tránh tác động xấu từ bạn bè.

Thông qua môn Đạo đức, kiến thức được hình thành trên cơ sở từ việc quan sát tranh, từ một truyện kể, một việc làm, một hành vi, chuẩn mực nào đó, sau đó rút ra bài học. Từ bài học đó các em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình và xã hội và môi trường tự nhiên. Chỉ khác hơn là GV viên cố gắng trong phạm vi có thể khi soạn và giảng từng phần của bài học phải tạo một điểm nhấn cụ thể, rõ ràng, nhằm khắc sâu những kĩ năng sống đã có sẵn trong từng bài học và những kĩ năng sống chúng ta lồng ghép trong quá trình soạn – giảng.

3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Môn Khoa học

Địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn khoa học:

a) Lớp 4:

+ Có 21 địa chỉ.

+ Trong đó có 5 địa chỉ đã soạn sẵn theo mẫu:

~ Bài 13: Phòng bệnh béo phì.

~ Bài 14: Phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa

~ Bài 39-40: Không khí bị ô nhiễm. Bảo vệ bầu không khí trong sạch.

~ Bài 65: Quan hệ thức ăn trong tự nhiên.

~ Bài 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

b) Lớp 5:

+ Có 26 địa chỉ.

+ Trong đó có 5 địa chỉ đã soạn sẵn theo mẫu:

~ Bài 9-10: Thực hành nói “không” với các chất gây nghiện

~ Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại.

~ Bài 42-43: Sử dụng năng lượng chất đốt (2 tiết)

~ Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện

~ Bài 66: Tác động của con người đến môi trường đất

Cách soạn và trình bày:

a) Bài soạn và cách thức:

- Ở khối Bốn soạn bài: “Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm”

- Ở khối Năm soạn bài: “Phòng bệnh sốt xuất huyết”

- Nếu thấy hợp lý, có thể gộp 2 bài lại để soạn. Ví dụ: Ở lớp Bốn: Có thể gộp 2 bài để soạn như bài: “Nước bị ô nhiễm. Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm”.

b) Tiến trình dạy học:

* Có 4 bước chính:

+ Khám phá: HS đã biết gì, chưa biết gì về vấn đề đưa ra?

Ví dụ: Các em hãy cho biết vì sao nước bị ô nhiễm? HS trả lời: … Dựa vào sự hiểu biết của HS, GV dẫn vào bài mới: Để biết vì sao nước bị ô nhiễm, thầy cùng các em đi tìm hiểu qua bài: nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm….

+ Kết nối: Kết nối nội dung mới của bài. Giải quyết tất cả những kiến thức mới.

+ Thực hành: Đưa ra những tình huống, những nội dung, những trò chơi để vận dụng kiến thức đó.

+ Vận dụng: Tùy ở từng hoàn cảnh từng em, chúng ta có bài vận dụng (các em nắm được thông tin nào về bài học).

* Tóm lại: Qua 1 tiến trình, đảm bảo giáo dục được KNS.

* Thống nhất quan điểm khi soạn bài:

Quan điểm của Bộ giáo dục: Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho rằng

+ Đây là 1 tài liệu cho giáo viên tham khảo.

+ Giáo viên là người hoạt đông thực tiễn, biết được giá trị quyển sách này là gì? Có thể dùng từ này, không dùng từ này.

+ Có ma trận: Nhiều địa chỉ tăng cường các kĩ năng sống, không cứng quá, có thể tìm 1 địa chỉ khác. Đây là những bài minh họa, không phải nhất thiết tuân theo.

+ Càng ngày, việc chỉ đạo dạy học linh hoạt, phát huy tính độc lập, sáng tạo của các thầy cô. Các thầy cô thích làm gì thì làm, dạy phương pháp gia không biết miễn là khi đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng đạt là được.(Tránh lệch chuẩn KTKN).

Ngoài Các kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học, để chuẩn bị cho các kì thi giáo viên giỏi cấp trường, các thầy cô tham khảo chi tiết các tình huống sư phạm thường gặp và các đề thi giáo viên giỏi và các mẹo chuẩn bị cho các bài thi giáo viên dạy giỏi đạt kết quả cao. VnDoc thường xuyên cập nhật các đề thi mới nhất cho các thầy cô tham khảo và ôn luyện tốt nhất.

Đánh giá bài viết
1 5.164
Sắp xếp theo

    Kỹ năng sống

    Xem thêm