Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giới thiệu và phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu

Ngữ văn 12: Giới thiệu và phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giới thiệu và phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu, chắc chắn qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ có kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Học tốt Ngữ văn 12: Giới thiệu và phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu

Dàn ý Giới thiệu và phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu

A. Mở bài

“Sống là hành động, thơ cũng hành động. Với Tố Hữu thơ còn chính là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng, của sự sống” (Đặng Thai Mai). Đó có thể xem là bí quyết thành công của thơ Tố Hữu và đó cũng là cội nguồn sâu xa tạo nên phong cách đặc sắc trong thơ Tố Hữu.

B. Thân bài

- Tố Hữu là nhà thơ lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.

+ Tố Hữu được văn học Việt Nam nói là nhà thơ trữ tình chính trị , đồng thời là một chiến sỹ cách mạng. Vì vậy, đối với ông, thơ trước hết phải là phương tiện đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị được hình thành trong từng gian đoạn lịch sử khác nhau. Với ông thơ chính trị đã trở thành thơ trữ tình sâu sắc.

+ Dường như nhà thơ Tố Hữu ít nói đến đời tư, đời thương. Và những vấn đề đời sống như đã được nhà thơ đề cập đến chủ yếu trên phương diện chính trị.

+ Trong thơ ca của ông ca ngợi lý tưởng cộng sản, biểu dương những tình cảm cách mạng, ca ngợi nhân dân, ca ngợi đất nước.

- Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.

+ Có thể nói bao trùm trong thơ Tố Hữu là vấn đề lý tưởng, vấn đề lẽ sống: lẽ sống cách mạng, lẽ sống cộng sản “Tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay là kể chuyện người, với Tố Hữu, cũng chỉ được nói cho được cái lý tưởng ấy mà thôi”.

+ Trước cách mạng tháng tám nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định lẽ sống của con người là con đường cách mạng. Đó là con đường duy nhất có thể giải thoát cho mọi số phận cá nhân, khỏi cảnh áp bức, đọa đầy đau khổ “Như những con tàu”, “Những người không chết”, “Trăng trối”, “Con cá chột nưa”, “Từ ấy”.

+ Đi liền với lẽ sống là những tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng: Niềm say mê lý tưởng, tình đồng chí, lòng yêu mến nhân dân, của quên hương và đất nước, ân nghĩa của cách mạng, của Đảng lãnh tụ, Tình cảm quốc tế “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “30 năm đời ta với Đảng”, “Mẹ Tơm”, “Nước Non”…

- Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết.

+ Về mặt nghệ thuật Tố Hữu dạt dào cảm hứng lãng mạng. Thơ Tố Hữu luôn luôn dạt dào cảm hứng lãng mạng hướng về lý tưởng cộng sản và tương lai xã hội chủ nghĩa. Thơ Tố Hữu như thể hiện cuộc sống bằng cảm quan ấy, thế giới hình tượng trong thơ Tố Hữu là thế giới của cái cao cả, cái lý tưởng của ánh sáng, gió lộng, niềm tin.

- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện.

+ Tính dân tộc trong thơ ông còn được thể hiện ở thế giới hình tượng, phong cảnh quê hương, đất nước thân thuộc, ở hình ảnh con người rất đỗi Việt Nam. Tính dân tộc còn thể hiện ở việc Tố Hữu sử dụng các thể thơ mang đậm tính chất truyền thống dân tộc như: Lục bát(các bài thơ “Việt Bắc”, “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, “Nước non ngàn dặm”….

+ Thật dễ nhận thấy trong thơ ông có sự kết hợp cả giọng thơ cổ điển và dân gian thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng mà gốc dễ truyền thống, tinh thần dân tộc, làm phong phú cho thể thơ lục bát của dân tộc Việt Nam ta: thể thơ 7 chữ của Tố Hữu “Quê mẹ”, “Mẹ Tơm”, ” Theo chân Bác”, trang trọng, có màu sắc cổ điển nhưng vẫn biến hóa linh hoạt, diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc.

C. Kết luận

Với những nét phong cách vừa phong phú vừa đa dạng, vừa sâu sắc, hấp dẫn nói trên Tố Hữu rất xứng đáng là “lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam”.

Văn mẫu lớp 12: Giới thiệu và phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu

Tố Hữu là bút danh; họ tên là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh năm 1920 tại Thừa Thiên – Huế, và mất năm 2002.

Về sự nghiệp chính trị, Tố Hữu là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Về thi ca, ông là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Hơn nửa thế kỉ làm thơ, Tố Hữu hiện để lại nhiều tập thơ. Mỗi tập thơ đánh dấu một chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong thế kỉ XX.

- Từ ấy (1937 – 1946)

- Việt Bắc (1946 – 1954)

- Gió lộng (1955 – 1961)

- Ra trận (1962 – 1971)

- Máu và Hoa (1972 – 1977)

- Một tiếng đờn (1079 – 1992)

Tố Hữu làm thơ để phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng và kháng chiến. Phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu có thể khái quát trong 4 điểm sau đây:

Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là những lời tâm huyết say mê về một lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của đất nước và dân tộc trong cách mạng và kháng chiến.

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,

Mặt trời chân lí chói qua tim".

(Từ ấy)

"Chưa bao giờ đẹp thế, sắc trời xanh

Và sắc đỏ của lá cờ ra trận".

(Tuổi 25)

"Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời

Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!"

(Vui thế, hôm nay…)

Thơ Tố Hữu in đậm khuynh hướng sử thi. Có thể nói đó là những bài ca chiến đấu, những khúc ca thắng trận vang dội âm điệu anh hùng ca:

"Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực

Trên đất nước, như huân chương trên ngực

Dân tộc ta, dân tộc anh hùng!

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

"Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp

Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta

Chúng con đến, xanh ngời ánh thép

Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa"

(Toàn thắng về ta)

Giọng điệu tâm tình dịu ngọt là nét đặc sắc đậm đà trong thơ Tố Hữu. Tình quê, tình non nước, tình yêu Đảng, yêu Bác, tình mẹ con, tình đồng chí, đồng bào… là dư vị thiết tha, nồng ấm dào dạt trong thơ ông.

"Hương Giang ơi, dòng sông êm

Qua tìm ta, vẫn ngày đêm tự tình".

(Bài ca quê hương)

"Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu!"

(Bác ơi!)

Nghệ thuật thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc. Tố Hữu sử dụng nhiều thể thơ, nhưng đặc sắc nhất, thành công nhất là thể thơ lục bát. Ngôn ngữ thơ thanh thoát, giàu vần điệu nhạc điệu như ca dao, dân ca, như Truyện Kiều, nên rất dễ ngâm, dễ thuộc.

"Mình về mình có nhớ ta,

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng"…

(Việt Bắc)

"Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày…".

(Kính gửi cụ Nguyễn Du)

Nếu thơ ca là những dòng sông thì thơ Tố Hữu là một dòng sông trong xanh mà ta thương mến. Dòng sông ấy ấy đang hợp lưu trong lòng ta.

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giới thiệu và phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu đề thi học kì 1 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, đề thi học kì 2 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm