Phân tích cảm hứng về quê hương đất nước qua các bài thơ Bên kia sông Đuống, Đất Nước và Việt Bắc
Phân tích tình yêu quê hương đất nước trong thơ kháng chiến chống Pháp
Phân tích cảm hứng về quê hương đất nước qua các bài thơ Bên kia sông Đuống, Đất Nước và Việt Bắc là tài liệu học tốt Ngữ văn 12, luyện thi đại học cũng như ôn thi THPT Quốc gia môn Văn về đề tài cảm hứng tình yêu quê hương đất nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp hay dành cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho các kì thi quan trọng sắp tới.
Đề bài: Tình quê hương đất nước ta một nét nổi bật của thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).
Phân tích những nét chung và đặc điểm riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong các bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng cầm), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Việt Bắc (Tố Hữu).
Trong văn học nước ta, chủ đề tình yêu quê hương đất nước luôn được đặt ở vị trí thiêng liêng nhất, trang trọng nhất và trở thành nguồn thi hứng dồi dào, bất tận của bao thế hệ nhà thơ.
Qua mỗi giai đoạn văn học, đất nước hiện lên trong thơ ca với những vẻ đẹp khác nhau. Đến giai đoạn kháng chiến chống Pháp, tình quê hương đất nước đã trở thành nét chủ đạo trong nội dung thơ ca. Các nhà thơ – chiến sĩ có dịp đặt chân trên khắp các nẻo đường Tổ quốc nên cảm hứng về đất nước càng dạt dào, bay bổng.
Bên kia sống Đuống (Hoàng cầm), Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất nước (Nguyễn Đình Thi) vừa có những nét chung, vừa có những nét riêng làm nên vẻ đẹp của từng bài thơ.
Bắt đầu bài thơ Bên kia sống Đuống là vẻ đẹp của con sống hiền hòa: cát trắng phẳng lì, một dòng lấp lánh, xanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc… Đó là cảnh thanh bình no ấm của quê hương. Trong kí ức nhà thơ, vùng đất Kinh Bắc hiện lên với tất cả vẻ đẹp truyền thống của nó. Nhớ tới quê hương, làm sao quên được hương lúa nếp thơm nồng, với những bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng, với màu sắc tươi vui, nội dung hiện thực và nét vẽ đậm đà, chân chất rất Việt Nam:
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Rồi những hội hè, đình đám trên núi Thiên Thai, trong chùa Bút Tháp, xôn xao, rạo rực với bao làn điệu dân ca quan họ thắm thiết nghĩa tình, với những chàng trai, cô gái dập dìu trẩy hội mùa xuân