Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã gây ra những hậu quả gì?

4
4 Câu trả lời
  • Xuka
    Xuka

    Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

    - Về kinh tế:

    + Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản.

    + Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

    - Về chính trị - xã hội: gây nên những bất ổn về chính trị, xã hội. Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

    - Về quan hệ quốc tế:

    + Hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

    + Diễn ra cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

    Trả lời hay
    3 Trả lời 07/09/21
    • Xử Nữ
      Xử Nữ

      Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả:

      Kinh tế: Tàn phá kinh yế của các nước tư bản chủ nhĩa. Nó kết thúc thời kì phát triển ổn định của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chuyển sang giai đoạn khủng hoảng, suy thoái kéo dài.

      Về chính trị - xã hội: Hàng chục vạn công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước.

      Trả lời hay
      3 Trả lời 07/09/21
      • Đen2017
        Đen2017

        Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

        + Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

        + Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

        + Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát:

        - Thứ nhất là : Phát xít hóa bộ máy nhà nước

        - Thứ hai là : Duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn

        Trả lời hay
        1 Trả lời 07/09/21
        • Bon
          Bon

          Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, để lại những hậu quả nặng nề về mọi mặt:

          - Kinh tế: bị tàn phá nặng nề

          - Chính trị: khủng hoảng, nhiều cuộc biểu tình, đấu tranh, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.

          - Xã hội: Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn

          ⇒ Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

          Trả lời hay
          1 Trả lời 07/09/21

          Lịch Sử

          Xem thêm