Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11

Hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

Nêu những hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đối với các nước tư bản.

4
4 Câu trả lời
  • Bảo Bình
    Bảo Bình

    Hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

    - Gây nên những bất ổn về chính trị, xã hội.

    - Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước.

    - Đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

    - Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh thế giới.

    0 Trả lời 08/09/21
    • Người Dơi
      Người Dơi

      - Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

      + Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

      + Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

      0 Trả lời 08/09/21
      • Phước Thịnh
        Phước Thịnh

        Những hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đối với các nước tư bản:

        Kinh tế: Tàn phá kinh yế của các nước tư bản chủ nhĩa. Nó kết thúc thời kì phát triển ổn định của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chuyển sang giai đoạn khủng hoảng, suy thoái kéo dài.

        Về chính trị - xã hội: Hàng chục vạn công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước.

        => Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước đã:

        Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội: Anh, Pháp, Mĩ

        Thiết lập chế độ độc tài, phát xít: Đức, Ý, Nhật …

        0 Trả lời 08/09/21
        • Bờm
          Bờm

          Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, để lại những hậu quả nặng nề về mọi mặt:

          - Kinh tế: bị tàn phá nặng nề

          - Chính trị: khủng hoảng, nhiều cuộc biểu tình, đấu tranh, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.

          - Xã hội: Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt.

          ⇒ Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

          0 Trả lời 08/09/21

          Lịch Sử

          Xem thêm