- Những câu thơ trong bài “Chặt gỗ đàn” phản ánh hiện thực xã hội cổ đại Trung Quốc: giai cấp thống trị không phải lao động sản xuất nhưng lại có rất nhiều của cải nhờ vào sự bóc lột giai cấp bị trị.
- Chữ viết là thành tựu văn minh có ý nghĩa quan trọng của người Trung Quốc vì:
+ Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Trung Quốc.
+ Là phương tiện lưu giữ thông tin từ đời này sang đời khác.
+ Đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học - nghệ thuật của văn minh Trung Hoa.
+ Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn minh Trung Quốc thời cổ - trung đại.
- Điều kiện chính trị:
+ Khoảng thế kỉ XXI TCN, cư dân ở lưu vực Hoàng Hà bước vào thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, hình thành xã hội có phân hoá giai cấp và nhà nước.
+ Triều Hạ, Thương, Chu: tổ chức bộ máy nhà nước từng bước được xây dựng và phát triển theo mô hình quân chủ chuyên chế.
+ Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc. Thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố qua các triều đại từ Tần cho đến Minh, Thanh.
- Điều kiện xã hội:
+ Thời Hạ, Thương và Chu, cơ cấu xã hội Trung Quốc bao gồm: vua, quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ.
+ Từ thời Tần trở đi, xã hội Trung Quốc chủ yếu bao gồm: vua quan, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó, nông dân là giai cấp đông đảo nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp.
- Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại là nền văn minh nông nghiệp.
- Hình 7.2 cho thấy nền tảng kinh tế căn bản của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là nông nghiệp. Người Hoa Hạ trồng các loại cây: lúa mì, kê, dâu, đay… Ngoài ra họ còn biết chăn nuôi trâu bò để lấy sức kéo.
- Cơ sở về điều kiện tự nhiên:
+ Trung Quốc nằm ở phía đông bắc châu Á.
+ Địa hình có nhiều núi và cao nguyên. Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo nên những đồng bằng rộng màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
+ Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới; phía đông thuộc khí hậu gió mùa, mưa nhiều vào mùa hạ.
* Tượng nhân sư: - Tượng Nhân sư của Ai Cập cổ đại là những bức tượng: đầu nam giới, mình sư tử. Tượng thường được đặt tại lối vào kim tự tháp,
- Ý nghĩa:
+ Tôn vinh sức mạnh vè trí tuệ của con người.
+ Phản ánh tư duy sáng tạo và thẩm mĩ của cư dân Ai Cập cổ đại.
* Xác ướp: - Người Ai Cập cho rằng con người là bất tử, sau khi chết nếu thể xác còn nguyên vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. Do đó, họ có tục ướp xác để gìn giữ cơ thể
- Người Ai Cập thường ướp xác bằng cách: loại bỏ não và nội tạng ra khỏi thi thể người; sau đó bao phủ cơ thể bằng một số loại muối nhằm loại bỏ độ ẩm và ức chế quá trình phân hủy; sau đó bọc thi thể bằng vải lanh và đặt vào quan tài, niêm phong lại.
- Tục ướp xác đã phản ánh quan niệm tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của y học, kiến trúc của Ai Cập cổ đại.
* Xác ướp: - Mặt nạ vàng của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-min
- Đặc điểm:
+ Được làm từ vàng nguyên chất và nặng tới 11 kg.
+ Chiều cao 55 cm, chiều rộng khoảng 39 cm và chiều sâu khoảng 49 cm
- Ý nghĩa: thể hiện quyền lực của Pha-ra-ông và tư duy sáng tạo, thẩm mĩ của cư dân Ai Cập cổ đại.
- Những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn ngày nay:
+ Chữ viết.
+ Cách tính diện tích các hình.
+ Một số công trình kiến trúc và điêu khắc nổi bật: Kim tự tháp Kê-ốp, tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti,…
- Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu này:
+ Chữ viết: Chữ viết phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập, là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác, là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời cổ đại.
+ Cách tính diện tích các hình như hình tam giác, hình chữ nhật. Sự hiểu biết toán học này là biểu hiện cao của tư duy đã được sử dụng trong cuộc sống như xây dựng, đo ruộng đất, lập bản đồ,… đồng thời là cơ sở cho nền toán học sau này.
+ Một số công trình kiến trúc và điêu khắc nổi bật: Kim tự tháp Kê-ốp, tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti,… đã phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người, mang tính thẩm mĩ cao, đồng thời là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo; hiện nay Kim tự tháp là một trong những địa điểm hấp dẫn khác du lịch, đem lại nguồn lợi kinh tế cho Ai Cập.
STT | Lĩnh vực | Tên thành tựu | Ý nghĩa |
1 | Chữ viết | Chữ tượng hình | - Phản ánh trình độ tư duy. - Là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác. - Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời cổ đại. |
2 | Văn học | - Phong phú về thể loại. - Thư viện A-lếch-xan-đri-a có đến hàng trăm nghìn cuộn giấy | - Phản ánh đời sống hiện thực của cư dân - Lưu giữ thông tin, thành tựu văn hóa từ đời này sang đời khác. |
3 | Tín ngưỡng, tôn giáo | - Sùng bái tự nhiên. - Tin vào sự bất tử của linh hồn nên có tục ướp xác
| - Góp phần phản ánh tư duy, nhận thức của cư dân Ai Cập cổ đại. - Thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực y học, kiến trúc. |
4 | Thiên văn và lịch pháp học | - Đo thời gian bằng đồng hồ; Vẽ bản đồ cung hoàng đạo - Làm Dương lịch cổ. | - Tạo cơ sở cho cách tính lịch sau này |
5 | Toán học | - Giỏi về số học và hình học - Phát minh hệ đếm thập phân, chữ số… - Tính diện tích, thể tích của một số hình cơ bản. | - Biểu hiện cao của tư duy đã được sử dụng trong cuộc sống như xây dựng, đo ruộng đất, lập bản đồ,… - Là cơ sở cho nền toán học sau này. |
6 | Y học | - Hiểu biết về cấu tạo cơ thể người - Việc chữa bệnh dần được chuyên môn hóa | - Giúp chữa bệnh cho con người. - Là cơ sở cho nền y học sau này. |
7 | Kỹ thuật | - Chế tạo ra nhiều dụng cụ: con lăn…. - Chế tạo thủy tinh, men màu - Ứng dụng công thức hóa học trong luyện kim | - Góp phần làm giảm sức lao động cơ bắp của con người, tăng năng suất lao động. - Là cơ sở cho sự ra đời các môn khoa học tự nhiên như Lý, Hóa,… |
8 | Kiến trúc, điêu khắc | - Kim tự tháp - Tượng bán thân của nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti | - Thể hiện uy quyền của các pha-ra-ông. - Phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người và mang tính thẩm mĩ cao. |
* Cơ sở về điều kiện tự nhiên
- Ai Cập cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi.
- Địa hình:
+ Chia làm hai khu vực: cao nguyên Thượng Ai Cập ở phía nam và đồng bằng Hạ Ai Cập ở phía bắc.
+ 90% diện tích là sa mạc.
- Có nhiều khoáng sản như đá quý, vàng, đồng,…
- Sông Nin có phần chảy qua lãnh thổ Ai Cập cổ đại, nước dâng lên đem theo lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp.
* Cơ sở về dân cư
- Dân cư chủ yếu của Ai Cập là các bộ lạc Li-bi.
- Các bộ tộc Ha-mít từ Tây Á tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nin, tạo nên sự hỗn hợp chủng tộc
* Điều kiện kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Biết trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh,..
+ Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê,…
- Thủ công nghiệp: phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thuỷ tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng,...
- Thương nghiệp:
+ Buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công.
+ Tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.
* Tình hình chính trị - xã hội
- Chính trị:
+ Thiên niên kỉ IV TCN, do nhu cầu trị thuỷ, làm thuỷ lợi, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời để tổ chức sản xuất và quản lí xã hội.
+ Ban đầu, Ai Cập gồm hai vương quốc cổ là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, sau đó được thống nhất.
+ Nhà nước Ai Cập cổ đại mang tính chất chuyên chế, đứng đầu là pha-ra-ông (vua) có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh. Giúp việc cho pha-ra-ông là các quý tộc và tăng lữ (thu chi thuế, xây dựng đền tháp, chỉ huy quân đội,..).
- Xã hội: Ai Cập cổ đại gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hoá địa vị, giàu nghèo rõ nét.
- Nhân dân Ai Cập cổ đại, bằng bàn tay và khối óc của mình, đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá.
- Trải qua gần 5000 năm, các kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập, bất chấp thời gian và mưa nắng.
- Cho đến nay, trong bảy kì quan của thế giới cổ đại, chỉ còn mỗi kim tự tháp Kê-ốp còn tồn tại. Vì vậy, người A-rập có câu: Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp”.
- Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích, do đó người Ai Cập rất giỏi về toán học.
- Với niềm tin vào sự bất tử của linh hồn, cư dân Ai Cập cổ đại có tục ướp xác. Chính do tục ướp xác, người Ai Cập đã sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người; đồng thời hiểu được nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu…
- Do hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, thời tiết và mùa vụ nên cư dân Ai Cập cổ đại sớm có những hiểu biết về Thiên văn và lịch pháp học.
- Cũng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất, người Ai Cập cổ đại đã sớm chế tạo ra: con lăn, cần trục, máy bơm nước, đóng thuyền lớn để đi biển…