Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2
Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi bài tập liên quan đến CO2 tác dụng với dung dịch kiềm. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
A. tạo thành kết tủa trắng.
B. xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan.
C. chỉ tạo dung dịch không màu.
D. xuất hiện kết tủa sau đó tan tạo dung dịch keo trắng.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
CaCO3↓ + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Hiện tượng quan sát được: Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
Đáp án B
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, kết tủa không tan
B. không có hiện tượng gì trong suốt quá trình thực hiện
C. lúc đầu không thấy hiện tượng, sau đó có kết tủa xuất hiện
D. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa tan
Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 xảy ra phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
Hiện tượng quan sát được: Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
Câu 2. Dẫn CO2 đến dư vào dd Ca(OH)2 hiện tượng hoá học là
A. xuất hiện kết tủa xanh.
B. xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa từ từ tan ra.
C. Không hiện tượng.
D. xuất hiện kết tủa nâu đỏ, sau đó kết tủa từ từ tan ra.
Câu 3. Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dd lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?
A. 3,136 lít
B. 6,272 lít
C. 9,408 lít
D. 4,704 lít
Dung dịch sau phản ứng đun nóng lại có kết tủa → có Ca(HCO3)2 tạo thành
nCaCO3 = 6/100 = 0,06 mol
BTNT Ca: 0,1 = nCaCO3 + nCa(HCO3)2 = 0,06 + nCa(HCO3)2 → nCa(HCO3)2 = 0,04 mol
BTNT C: nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,06 + 2.0,04 = 0,14 mol
→ V = 0,14. 22,4 = 3,136 lít
Câu 4. Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên.
Giá trị của x là
A. 0,10 mol.
B. 0,15 mol.
C. 0,18 mol.
D. 0,20 mol.
Phương trình phản ứng
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (1)
CO2 + BaCO3+ H2O → Ba(HCO3)2 (2)
Tại điểm cực đại: chỉ xảy ra PT (1): nBaCO3= nBa(OH)2= 0,7 mol
Sau điểm cực đại: đã xảy ra cả PT (1) và (2):
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (1)
0,7 → 0,7 → 0,7 mol
CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2 (2)
(1,2 - 0,7) → 0,5 mol
→ x= nBaCO3 còn lại= 0,7 - 0,5= 0,2 mol
-----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có tới bạn đọc. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Trắc nghiệm Hóa học 12, Phương trình phản ứng Hóa học 12...