Hoàng Văn Dũng Công nghệ

Kĩ thuật trồng cây hoa hồng

3
3 Câu trả lời
  • Ỉn
    Ỉn

    Câu 1:

    1. Chuẩn bị đất


    Vệ sinh đồng ruộng sạch, xử lý cỏ dại, nhặt các gốc cây rễ cây trên ruộng. Sau đó cày sâu 45 – 50 cm, bừa kỹ 2 - lần, bón vôi cải tạo độ chua của đất kết hợp bón lót phân chuồng.


    Đánh luống: Mặt luống + rãnh: 1,3m (rãnh 30cm). Luống hình chóp nón, cao từ 25-30 cm, thoát nước tốt, tránh bị ngập úng.


    2. Kỹ thuật trồng hoa hồng


    Khoảng cách trồng: cây cách cây 20 – 30 cm, hàng cách hàng 50 cm. Trồng cây giống thẳng đứng, nên trồng theo kiểu nanh sấu.


    Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, không để phân tiếp xúc với đất. Trồng xong t­ới thật đẫm n­ước.

    0 Trả lời 11/04/23
    • Đen2017
      Đen2017

      Câu 2:

      - Kiểm tra vườn rau thường xuyên

      Thường xuyên kiểm tra vườn rau. Tần suất nhiều ít tùy thuộc vào tình hình thời tiết, khí hậu, mùa vụ gieo trồng và khu vực trồng rau.

      Nếu phát hiện sâu và ổ trứng của sâu hại cần tiêu diệt ngay để tránh bùng phát dịch bệnh. Việc này đòi hỏi người trồng rau cần có kiến thức nhất định về các loài sâu hại để có thể phát hiện được.

      - Tạo môi trường cho côn trùng có ích (thiên địch) phát triển

      Trong tự nhiên, luôn có một sự cân bằng nhất định về các loại côn trùng. Có côn trùng có ích và côn trùng gây hại. Tỷ lệ này luôn luôn tương đương nhau. Tùy vào nhiều yếu tố mà có thể sâu hại nhiều hơn thiên địch hay ngược lại. Mỗi loài sâu hại đều có những thiên địch của chúng. Do đó chúng ta cần tạo điều kiện để thiên địch phát triển hơn số sâu hại có trong vườn. Khi đó việc trồng rau sẽ đỡ vất vả hơn.

      Theo thống kê, có hơn 100 họ côn trùng (sâu hại) như nhện, rầy mềm, rệp… Những loài côn trùng này có thể làm thức ăn cho những loài côn trùng (thiên địch) có ích khác như các loài bọ rùa, kiến ba khoang, chuồn chuồn, bọ ngựa, các loài ong,...

      Do vậy, việc tạo điều kiện cho các loài thiên địch này phát triển bằng cách trồng các loài hoa thiên nhiên như cỏ ba lá, cỏ linh lăng, hoa soi nhái… xung quanh vườn hay chỗ trống gần vườn rau để kích thích sự phát triển của côn trùng có ích đến tiêu diệt sâu hại.

      - Bẫy cây trồng

      Trồng một số cây cỏ không quan trọng gần vườn rau để nhử côn trùng tập trung vào nhằm giảm áp lực gây hại cho rau. Sau đó tiêu diệt những cây nhử này khi côn trùng tập trung mật độ cao, gây hại nhiều bằng các loại bẫy côn trùng như phenon,... sẽ dễ hơn rất nhiều so với phải diệt côn trùng trong toàn vườn rau.

      - Điều chỉnh thời vụ gieo trồng

      Người trồng rau cần có kiến thức nhất định về các loại côn trùng, về đặc điểm gây hại của côn trùng đặc biệt là thời điểm bùng phát, gây hại của từng loại côn trùng trong năm. Ví như côn trùng chuyên phát triển mạnh vào mùa hè, côn trùng chuyên phát triển và gây hại vào mùa đông,...

      Khi nắm rõ đặc điểm này rồi thì việc chọn thời vụ để gieo trồng sẽ hạn chế rất tốt sâu bệnh hại.

      - Trồng xen nhiều loài rau, luân canh khi cần

      Xen canh là kỹ thuật trồng từ 2 đến nhiều loại rau trong một khu vực trong cùng thời vụ. Để trồng xen, người trồng cần nắm vững đặc điểm của một số loại rau.

      Luân canh là kỹ thuật trồng mỗi vụ một loại rau khác nhau trên cùng chân đất trồng nhằm ngăn côn trùng bùng phát mật số cao gây hại trên một loại rau. Các loại rau này cần khác họ; như mùa này trồng cải bắp, xu hào thì vụ sau cần trồng họ khác như rau bầu, bí hay đậu, cà...

      0 Trả lời 11/04/23
      • Nấm lùn
        Nấm lùn

        Câu 3:

        - Chế phẩm sinh học (Effect of microorganism) thực chất là sản phẩm được tạo ra bởi con người bằng kết hợp hai hoặc nhiều dòng vi khuẩn có lợi chẳng hạn như vi khuẩn lactic, nấm men và vi khuẩn quang tự dương trong cùng một môi trường.

        - Ở địa phương em đang dùng các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật:

        + Chế phẩm sinh học: Bacillus thuringiensis

        + Chế phẩm sinh học: Trichoderma

        0 Trả lời 12/04/23

        Công nghệ

        Xem thêm