Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kỹ năng viết trong sách Ngữ văn 6 Cánh Diều

Kỹ năng viết trong sách Ngữ văn 6 Cánh Diều bao gồm nội dung các bài Tiếng Việt chương trình sách Ngữ Văn mới chương trình GDPT. Các thầy cô, các em học sinh tham khảo nắm được cấu trúc các bài học trong sách, lên kế hoạch soạn giáo án cho năm học mới.

Kỹ năng viết trong sách Ngữ văn 6 Cánh Diều

Để chuẩn bị cho chương trình sách Ngữ Văn Cánh Diều mới, các thầy cô, các em học sinh tham khảo Lời giải SGK cũng như SBT:

1. Mô tả yêu cầu về viết

Viết là hoạt động tạo lập văn bản, bao gồm viết chữ và viết văn bản. Dạy và học viết thực chất là dạy người; là rèn luyện tư duy, dạy cách nghĩ và cách biểu đạt suy nghĩ sao cho có hiệu quả. Với Ngữ văn 6 hiện hành (2002), cả tập 1 yêu cầu Học sinh viết văn tự sự (kể chuyện); tập 2 tập trung vào văn miêu tả; có làm tập làm thơ 4 và 5 chữ và viết đơn từ.

Chương trình 2018 yêu cầu Học sinh lớp 6 học viết thông qua thực hành tạo lập 6 kiểu văn bản sau:

i) văn bản tự sự: Viết được bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích và viết được bài văn kể lại một trải nghiệm, kỉ niệm của bản thân; dùng ngôi kể thứ nhất.

ii) văn bản miêu tả: Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.

iii) văn bản biểu cảm: Bước đầu biết làm thơ lục bát; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát.

iv) văn bản thuyết minh: Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

v) văn bản nghị luận: Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm.

vi) văn bản nhật dụng (*): Viết được biên bản về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận. Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc bằng sơ đồ.

2. Giải thích về yêu cầu Viết

Tại sao Chương trình và sách Ngữ văn 6 yêu cầu kĩ năng viết như trên?

Một là, Chương trình 2018 quy định thời lượng cho kĩ năng viết chỉ chiếm 22% (so với đọc 63%, nghe nói 10%, ôn và kiểm tra 5%), vì thế không thể yêu cầu nhiều nội dung dạy viết. Mặt khác do Chương trình tiểu học đã dành khá nhiều thời lượng cho Học sinh viết các kiểu văn bản tự sự, miêu tả; phương thức miêu tả lại gắn rất chặt với tự sự, có trong tự sự, nên không cần dạy nhiều về miêu tả mà yêu cầu tích hợp với tự sự. Riêng tả cảnh sinh hoạt (tả hoạt động) khó hơn nên có yêu cầu riêng.

- Hai là, do tích hợp cao và góp phần giảm tải nên yêu cầu viết các kiểu văn bản gắn bó chặt chẽ tới đọc hiểu. văn bản văn học (truyện, thơ, kí,…) thường sử dụng các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm; vì thế, khi dạy đọc hiểu văn bản văn học thì tiếp đó sẽ yêu cầu Học sinh viết các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm,…Khi đọc hiểu văn bản nghị luận, các em học cách viết bài văn nghị luận. văn bản thông tin thường sử dụng phương thức thuyết minh nên khi đọc hiểu văn bản thông tin thường gắn với yêu cầu viết hai kiểu văn bản thuyết minh và nhật dụng . Như thế, việc rèn viết các kiểu văn bản dàn đều ra cả 2 tập sách gắn với các văn bản đọc hiểu.

- Ba là, Ngữ văn 6 (mới) có thêm yêu cầu về văn bản nghị luận vì Học sinh phải đọc hiểu loại văn bản này, thì viết cần tích hợp gắn với đọc hiểu. Tuy nhiên chỉ là bước đầu và chỉ yêu cầu viết nghị luận xã hội. Có nghĩa là yêu cầu viết rất đơn giản: chủ yếu là nêu ý kiến của cá nhân, lí giải vì sao (lí lẽ), đưa ra các bằng chứng. Ví dụ: Em có ý kiến gì về nhận xét: “Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều điều”?

Hoặc trao đổi về vấn đề “Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?”…

- Bốn là, để hình thành kĩ năng viết văn bản, sách Ngữ Văn 6 rèn cho Học sinh biết viết theo quy trình các bước: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết và kiểm tra, chỉnh sửa. Vì cũng như đọc hiểu, kĩ năng viết không thể có được qua vài ba bài, nên phải lặp lại quy trình này suốt cả quá trình, không chỉ ở một bài, một lớp, một cấp...

- Năm là, để giúp Học sinh thuận lợi trong rèn luyện nhưng không rơi vào sao chép, học thuộc mẫu, phần thực hành viết hướng dẫn theo các bước và có ví dụ cụ thể nhưng không giải quyết hết mà để Học sinh tự hoàn thành tiếp; khuyến khích Học sinh nêu ý tưởng và yêu cầu vận dụng vào bối cảnh mới, ngữ liệu mới. Yêu cầu tập làm thơ lục bát và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát thực chất là rèn phương thức biểu cảm.

Nhưng cũng như Chương trình hiện hành, việc yêu cầu tập làm thơ chỉ là để Học sinh qua làm mà hiểu hơn đặc điểm hình thức của thơ lục bát, hỗ trợ cho đọc hiểu chứ không bắt buộc Học sinh phải làm được thể thơ này.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 435
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

    Xem thêm