Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Công nghệ 11 Cánh diều bài 15

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Công nghệ lớp 11 bài 15: Khái quát về cơ khí động lực hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 11.

1. Cấu tạo chung hệ thống cơ khí động lực

1.1. Sơ đồ khối hệ thống cơ khí động lực

- Hệ thống cơ khí động lực thường bao gồm nguồn động lực, hệ thống truyền động và máy công tác được liên kết với nhau như hình 15.1

Hình 15.1. Sơ đồ chung của hệ thống cơ khí động lực

- Ví dụ: Hệ thống cơ khí động lực của xe máy gồm động cơ, hệ thống truyền động (li hợp, hộp số, xích hoặc đai....), bánh sau xe máy.

1.2. Các bộ phận chính trong hệ thống cơ khí động lực

a) Nguồn động lực

- Nguồn động lực có vai trò sinh ra công suất và mômen kéo máy công tác,

- Các loại nguồn động lực bao gồm: động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, động cơ phản lực,...

- Động cơ đốt trong là nguồn động lực phổ biến nhất hiện nay.

- Ví dụ: Nguồn động lực của xe máy thường dùng loại động cơ xăng 4 kì (hình 15.2).

Hình 15.2. Động cơ xe máy

b) Hệ thống truyền động

- Hệ thống truyền động là bộ phận trung gian thực hiện truyền và biến đổi số vòng quay, mômen từ nguồn động lực đến máy công tác.

- Hệ thống truyền động gồm nhiều loại như truyền động cơ khí, thủy lực,...

- Truyền động cơ khí là loại được sử dụng phổ biến trong các hệ thống cơ khí động lực.

- Truyền động cơ khí thường gồm các loại sau:

+ Truyền động đai (hình 15.3a) dùng khi khoảng cách trục gần và công suất nhỏ và trung bình.

+ Truyền động bánh răng (hình 15.3b) dùng khi cần truyền lực và nhiều chuyển động, khoảng cách trục xa nhau.

+ Truyền động các đĩa (cardan) (hình 15.3c) dùng khi khoảng cách giữa các trục xa nhau và có thể thay đổi vị trí khi vận hành.

Hình 15.3. Một số dạng truyền động

- Ví dụ: Hệ thống truyền động xe máy gồm: li hợp, hộp số. bộ truyền xích.

+ Li hợp dùng để truyền/ngắt công suất từ động cơ đến hộp số, bao gồm các đĩa ma sát.

+ Hộp số dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi tốc độ và mô-men từ động cơ đến truyền động, có cấu tạo bánh răng.

+ Truyền động xích dùng để truyền số vòng quay và mô-men từ hộp số đến bánh sau xe máy.

c) Máy công tác

- Máy công tác là bộ phận nhận năng lượng từ nguồn động lực thông qua hệ thống truyền động để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống cơ khí động lực.

- Cấu tạo và công dụng của máy công tác phụ thuộc vào nhiệm vụ của hệ thống cơ khí động lực.

- Máy công tác có thể đơn giản như bánh xe ô tô, xe máy, chân vịt tàu thủy hoặc phức tạp như máy xay xát, máy bơm nước, máy phát điện.

- Ví dụ: Bánh sau xe máy (hình 15.4a) là máy công tác, nhận năng lượng từ động cơ thông qua hệ thống truyền động để cho xe chuyển động.

Hình 15.4. Một số máy công tác

2. Một số máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí động lực

2.1. Một số máy móc thuộc lĩnh vực giao thông

- Phương tiện giao thông rất đa dạng, phục vụ vận chuyển con người và hàng hóa.

- Các phương tiện giao thông cơ khí động lực phổ biến: ô tô, xe máy, tàu hỏa, tàu thủy,...

a) Ô tô

- Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ phổ biến nhất.

- Ô tô có nhiều chủng loại khác nhau phục vụ chuyên chở hàng hoặc chở người hoặc các nhiệm vụ đặc biệt (xe cứu hỏa, xe cứu thương...). (hình a).

b) Tàu thủy

- Tàu thủy (hình b) là phương tiện giao thông vận tải đường thủy, phục vụ chuyên chở hành khách, hàng hóa. Tàu thủy có thể là canô, phà, tàu biển,...

c) Tàu hỏa

- Tàu hoả là phương tiện vận tải đường sắt (hình c) chuyên chở người hoặc hàng hóa.

- Tàu hỏa bao gồm đầu máy và các toa tàu nối với nhau, chỉ chạy trên đường sắt theo các tuyến cố định.

d) Máy bay

- Máy bay là phương tiện giao thông vận tải đường hàng không (hình d).

- Máy bay có thể chia ra làm máy bay dân dụng và máy bay quân sự.

- Máy bay dân dụng chuyên chở người và hàng hoá với tốc độ nhanh và an toàn.

2.2. Một số máy móc thuộc lĩnh vực xây dựng

- Máy xây dựng giúp nâng cao năng suất và giải phóng sức lao động của con người.

- Một số máy xây dựng phổ biến gồm máy đào, máy ủi, và máy đầm.

a) Máy đào

- Máy đào (hình 15.5a) dùng để khai thác khoáng sản và thi công xây dựng.

- Công việc chủ yếu của máy đào là đào kênh, hố móng, xúc đất, đá, vật liệu rời.

b) Máy đầm

- Công việc chủ yếu của máy đầm là làm chặt đất. Máy đầm có nhiều loại, trong đó loại máy đầm rung quả lăn nhẵn (thường gọi là xe lu rung, hình 15.5b) được sử dụng phổ biến.

Hình 15.5. Một số máy xây dựng

2.3. Một số máy tĩnh tại

- Máy tĩnh tại là các máy động lực thường được lắp đặt tại vị trí cố định. Một số máy tĩnh tại phổ biến như máy phát điện, máy bơm,...

a) Máy phát điện

- Máy phát điện sử dụng động cơ đốt trong (hình 15.6a) thường được trang bị cho các trạm phát điện dự phòng tại các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,...

b) Máy bơm

- Máy bơm (hình 15,6b) được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực cấp thoát nước, tưới tiêu cây trồng, phòng cháy chữa cháy,...

Hình 15.6. Một số máy tĩnh tại

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 11 Cánh diều bài 16

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • dnkd ♡
    dnkd ♡

    😚😚😚😚😚😚😚

    Thích Phản hồi 15:49 23/09
    • Bi
      Bi

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 15:49 23/09
      • Mỡ
        Mỡ

        😘😘😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 15:49 23/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 11 Cánh diều

        Xem thêm