Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Công nghệ 11 Cánh diều bài 16

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Công nghệ lớp 11 bài 16: Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nội dung lí thuyết nằm trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 sách Cánh diều.

1. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực

- Thiết kế kỹ thuật cơ khí động lực là công việc xây dựng bản vẽ, tính toán và mô phỏng sản phẩm cơ khí động lực (hình 16.1).

- Người làm nghề này cần kiến thức về cơ khí, máy động lực và phần mềm CAD, CAE.

- Nghề này đòi hỏi kiến thức khoa học chuyên sâu và đào tạo chuyên ngành.

- Công việc thiết kế thường thực hiện tại phòng thiết kế của các viện nghiên cứu và nhà máy sản xuất.

Hình 16.1. Thiết kế ô tô trên máy tính

2. Chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực

- Chế tạo máy cơ khí động lực là công việc gia công, chế tạo các máy móc cơ khí động lực (hình 16.2).

Hình 16.2. Hàn khung xe ô tô

- Người làm nghề này cần kiến thức chuyên môn và đào tạo tay nghề về gia công cơ khí.

- Một số lĩnh vực chế tạo phổ biến như:

+ Động cơ đốt trong, động cơ phản lực,...

+ Các hệ thống truyền lực, thân vỏ, khung, gầm... của ô tô, tàu thủy, máy bay...

+ Máy bơm, hệ thống thủy lực,...

- Công việc chế tạo được thực hiện chủ yếu tại các phân xưởng, nhà máy sản xuất.

3. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực

- Lắp ráp máy cơ khí động lực là công việc tạo thành cụm lắp ráp hoặc máy hoàn chỉnh (hình 16.3).

Hình 16.3. Lắp ráp ô tô

- Người làm nghề này cần kiến thức, kinh nghiệm và năng lực vận hành máy, thiết bị cơ khí động lực.

- Công việc lắp ráp thực hiện tại các dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất.

4. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực

- Bảo dưỡng, sửa chữa máy cơ khí động lực là công việc kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, thay thế, điều chỉnh các bộ phận của máy, thiết bị cơ khí động lực (hình 16.4).

- Công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực gồm bảo dưỡng nhằm phòng chống hư hỏng và sửa chữa nhằm khắc phục hư hỏng của chi tiết máy.

- Người làm nghề này cần kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng phát hiện và khắc phục lỗi, hỏng hóc của máy, thiết bị.

- Công việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và định kỳ được thực hiện tại các trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng.

Hình 16.4. Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 11 Cánh diều bài 17

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 15:59 23/09
    • Lê Jelar
      Lê Jelar

      🥴🥴🥴🥴🥴🥴🥴

      Thích Phản hồi 15:59 23/09
      • Gấu Bông
        Gấu Bông

        😂😂😂😂😂😂😂😂

        Thích Phản hồi 15:59 23/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 11 Cánh diều

        Xem thêm