Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Công nghệ 11 Cánh diều bài 21

Lý thuyết Công nghệ lớp 11 bài 21: Hệ thống nhiên liệu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nội dung lí thuyết nằm trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 sách Cánh diều.

1. Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

1.1. Nhiệm vụ

Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng có nhiệm vụ dự trữ, cung cấp nhiên liệu để tạo thành hỗn hợp không khí nhiên liệu phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.

1.2. Phân loại

- Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng được phân thành hai loại chính:

+ Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí.

+ Hệ thống nhiên liệu phun xăng.

1.3. Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí

a) Cấu tạo

- Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí có sơ đồ cấu tạo chung như hình 21.1.

- Hệ thống này có các bộ phận chính gồm: thùng nhiên liệu, bầu lọc, bơm chuyển và bộ chế hòa khí.

b) Nguyên lí làm việc

- Xăng được bơm từ bình xăng qua bầu lọc đến bầu phao của bộ chế hòa khí.

- Trong kì nạp, không khí được hút qua bầu lọc không khí và vào họng khuếch tán để hòa trộn với xăng.

- Hỗn hợp không khí - nhiên liệu được nạp vào xilanh và điều chỉnh bởi bướm ga.

- Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí khó điều chỉnh tỉ lệ không khí - nhiên liệu tối ưu theo chế độ làm việc của động cơ, chỉ được sử dụng ở một số xe máy và động cơ xăng cỡ nhỏ.

Hình 21.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bộ chế hòa khí

1. Bình xăng; 2. Bầu lọc; 3. Bơm xăng; 4. Bầu phao; 5. Bầu lọc không khí; 6 Họng khuếch tán; 7. Bướm ga

1.4. Hệ thống nhiên liệu phun xăng

a) Cấu tạo

- Hệ thống nhiên liệu phun xăng có sơ đồ cấu tạo chung như hình 20.2.

- Hệ thống này bao gồm các bộ phận chính: thùng nhiên liệu, bơm xăng, lọc xăng, bộ ổn định áp suất, vòi phun, bộ điều khiển trung tâm (ECU: Electronic Control Unit)

b) Nguyên lí làm việc

- Bơm xăng hút từ bình xăng qua bộ lọc xăng đến bộ ổn định áp suất, sau đó được đưa đến vòi phun.

- Trong kì nạp, không khí được hút qua bộ lọc không khí vào đường ống nạp.

- Bộ điều khiển trung tâm ECU tính toán lượng xăng phun và ra tín hiệu điều khiển vòi phun.

- Vòi phun nhận tín hiệu từ ECU phun nhiên liệu phù hợp với lưu lượng không khí nạp và nạp vào xilanh động cơ.

- Hệ thống phun xăng có nhiều ưu điểm như tạo tỉ lệ không khí - nhiên liệu phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ, tăng hiệu suất và giảm ô nhiễm môi trường, do đó được sử dụng phổ biến hiện nay.

Hình 21.2. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu phun xăng

1. Bình xăng; 2. Bơm xăng; 3 Bầu lọc; 4. Bộ ổn định áp suất; 5. Vòi phun; 6. Bầu lọc không khí; 7 Bướm gái; 8. Bộ điều khiển trung tâm (ECU); 9 Tín hiệu từ các cảm biến; 10. Tín hiệu điều khiển vòi phun; 11. Đường xăng hồi

2. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel

2.1. Nhiệm vụ

Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel có nhiệm vụ dự trữ, cung cấp nhiên liệu phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.

2.2. Phân loại

- Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường được chia thành hai loại chính sau:

+ Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel truyền thống.

+ Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel tích áp (còn gọi là hệ thống nhiên liệu Common Rail).

2.3. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường

a) Cấu tạo

- Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel truyền thống có sơ đồ cấu tạo chung như hình 20.3.

- Hệ thống này bao gồm các bộ phận chính: thùng nhiên liệu, đường ống thấp áp, các bầu lọc thô và lọc tinh, bơm chuyển, bơm cao áp, đường ống cao áp, vòi phun và đường dẫn dầu.

b) Nguyên lí làm việc

- Ở kì nạp, không khí đi qua bộ lọc không khí (9) vào đường ống nạp và nạp vào xilanh động cơ.

- Bơm chuyển (3) hút nhiên liệu từ bình nhiên liệu (1) qua bộ lọc thô (2), bộ lọc tinh (4) nhằm lọc sạch nhiên liệu rồi đưa đến bơm cao áp (5).

- Bơm cao áp tạo áp suất nhiên liệu cao đưa lên đường ống cao áp đến vòi phun để phun vào xilanh động cơ.

- Quá trình phun diễn ra khi pít tông gần đến ĐCT của hành trình nén. Nhiên liệu phun vào buồng cháy hòa trộn với khí trong xilanh tạo thành hỗn hợp khí và tự bốc cháy.

- Một phần nhiên liệu dư thừa trong bơm cao áp và vòi phun sẽ theo đường dầu hồi trở lại bình nhiên liệu.

Hình 21.3. Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thưởng

1. Bình nhiên liệu; 2. Bầu lọc thô; 3. Bơm chuyển nhiên liệu; 4. Bầu lọc tinh; 5. Bơm cao áp; 6. Đường ống cao áp; 7. Vòi phun; 8. Đường dầu hồi; 9. Bầu lọc không khí

2.4. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel tích áp

a) Cấu tạo

- Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel tích áp có sơ đồ cấu tạo chung như hình 21.4.

- Hệ thống này bao gồm các bộ phận chính: thùng nhiên liệu, bơm chuyển, đường ống thấp áp, bầu lọc, bơm cao áp, ống tích áp, vòi phun, bộ điều khiển trung tâm ECU.

b) Nguyên lí làm việc

- Bơm chuyên (2) hút nhiên liệu từ bình (1) qua bộ lọc (3) đến bơm cao áp (4).

- Bơm cao áp (4) đưa nhiên liệu áp suất cao đến ống tích áp (5).

- Áp suất ở ống tích áp được giữ ổn định nhờ van điều áp (6).

- Nhiên liệu từ ống tích áp được đưa đến các vòi phun (7).

- Bộ điều khiển trung tâm ECU tính toán lượng phun nhiên liệu và điều khiển vòi phun (7) phun nhiên liệu (8) theo tín hiệu từ các cảm biến (9).

Hình 21.4. Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel tích áp

1. Bình nhiên liệu; 2. Bơm chuyển nhiên liệu; 3. Bầu lọc; 4. Bơm cao áp; 5. Ông tích áp; 6. Van điều áp; 7. Vòi phun; 8. Tín hiệu điều khiển; 9. Tín hiệu từ cảm biến; 10. Đường dấu hỏi.

- Hệ thống điện tử giúp phun nhiên liệu đúng thời điểm và lượng phù hợp với chế độ làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành hỗn hợp khí và cháy, giảm ô nhiễm môi trường.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 11 Cánh diều bài 22

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    😃😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 3 ngày trước
    • Ma Kết
      Ma Kết

      👌👌👌👌👌👌👌👌

      Thích Phản hồi 3 ngày trước
      • Phô Mai
        Phô Mai

        😊😊😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 3 ngày trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 11 Cánh diều

        Xem thêm