Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Công nghệ 11 Cánh diều bài 20

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Công nghệ lớp 11 bài 20: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nội dung lí thuyết nằm trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 sách Cánh diều.

1. Hệ thống bôi trơn

1.1. Nhiệm vụ

Hệ thống bôi trơn đưa dầu bôi trơn đến bề mặt ma sát nhằm làm giảm ma sát, mài mòn và tăng tuổi thọ của chi tiết máy.

1.2. Phân loại

- Động cơ đốt trong có các phương pháp bôi trơn sau:

+ Bôi trơn vung té: dùng cho động cơ nhỏ như xích máy, xuồng máy, bơm nước,...

+ Pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu: dùng cho động cơ xăng 2 kì có hệ thống cạp khí

+ Bôi trơn cưỡng bức: sử dụng bơm dầu để ép dầu vào các bề mặt cần bôi trơn với áp suất nhất định.

1.3. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức

- Ở động cơ đốt trong hiện nay, hệ thống bôi trơn cưỡng bức được sử dụng phổ biến do luôn đảm bảo đủ lượng dầu đi bôi trơn.

a) Cấu tạo

- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có sơ đồ cấu tạo chung như hình 20.1.

Hình 20.1. Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức

1. Cacte; 2. Phao hút; 3 Bơm dầu; 4, 6. Văn an toàn; 5. Bầu lọc thô; 7. Đồng hồ báo áp suất dầu; 8. Đường dầu chỉnh; 9. Đường dầu đi bôi trơn trục khuỷu; 10. Đường dầu đi bôi trơn trục cam; 11. Bầu lọc tỉnh; 12. Van nhiệt; 13. Két làm mát dầu.

- Các bộ phận chính gồm cacte dầu, bơm dầu, đường dẫn dầu, bầu lọc dầu và các van.

b) Nguyên lí làm việc

- Dầu được bơm (3) hút từ cacte (1) qua phao hút (2) đến bầu lọc thô (5), dầu lọc tương đối sạch và đi đến đường dầu chính (8).

- Áp suất dầu được hiển thị trên đồng hồ báo áp suất dầu (7).

- Đường dầu chính mang dầu đến các bề mặt ma sát như ổ trục khuỷu, ổ trục cam, xilanh, ... để bôi trơn.

- Dầu sau khi bôi trơn rơi trở lại cacte dầu.

- Một phần dầu được lọc rất sạch qua bầu lọc tinh (11) và quay trở lại cacte.

- Trên hệ thống, các van 4, 6, 12 có nhiệm vụ sau:

+ Van (4): duy trì áp suất dầu ổn định. Khi áp suất quá cao, van (4) mở để giảm và duy trì áp suất ổn định trong hệ thống.

+ Van (6): đảm bảo an toàn khi bầu lọc thô (5) bị tắc hoặc hỏng. Khi bầu lọc thô (5) bị tắc hoặc hỏng, van (6) mở để dầu bôi trơn vẫn được cấp đến đường dẫn chính và tránh hiện tượng thiếu dầu bôi trơn khi động cơ đang hoạt động.

+ Van (12): cảnh báo nhiệt độ dầu quá cao. Khi nhiệt độ dầu cao (> 80°C), van (12) mở để cho dầu qua két làm mát (13), sau đó dầu trở lại cacte.

2. Hệ thống làm mát

2.1. Nhiệm vụ

- Hệ thống làm mát giữ cho nhiệt độ các chi tiết của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép khi làm việc.

2.2. Phân loại

- Theo chất làm mát, hệ thống làm mát có thể phân loại như sau:

+ Làm mát bằng không khí.

+ Làm mát bằng chất lỏng (nước, dung dịch làm mát), được chia ra làm các loại sau:

* Làm mát kiểu bốc hơi: dùng cho động cơ cỡ nhỏ trong nông nghiệp.

* Làm mát kiểu đối lưu tự nhiên: dùng cho một số động cơ tĩnh tại.

* Làm mát kiểu tuần hoàn cưỡng bức: dùng phổ biến trên động cơ đốt trong.

2.3. Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức

a) Cấu tạo chung

- Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức có cơ cấu tạo chung như hình 20.2. Các bộ phận chính gồm: bơm nước, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt và các đường ống nước.

Hình 20.2. Sơ đồ hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức

1. Thân máy; 2. Nắp máy; 3. Đường nước nóng ra khỏi động cơ; 4. Van hằng nhiệt; 5. Két nước; 6. Giản ống kết nước; 7. Quạt gió; 8. Đường nước vào làm mát; 9.Đường nước tắt về bơm; 10. Bộ truyền dẫn động bơm; 11. Bơm nước; 12. Ống phân phối.

b) Nguyên lí làm việc

- Bơm nước (11) hút nước từ két nước (5) qua đường nước vào làm mát (8) các áo nước trong thân máy.

- Nước sau khi làm mát xilanh đi lên làm mát nắp máy (2) rồi ra khỏi động cơ đến van hằng nhiệt (4).

- Tại van hằng nhiệt (4) xảy ra hai trường hợp:

+ Nếu nhiệt độ nước làm mát nhỏ hơn giá trị giới hạn, van hằng nhiệt tắt đường nước tới bơm (9) để nước quay về bơm tiếp tục làm mát động cơ. Nhiệt độ nước tăng nhanh, động cơ đạt đến nhiệt độ làm việc, giảm thời gian ấm máy.

+ Nếu nhiệt độ nước làm mát cao hơn giá trị giới hạn, van hằng nhiệt mở đường vào két nước. Nước sẽ được làm mát qua giàn ống két nước (6) và quạt gió (8), sau đó quay trở lại làm mát động cơ.

2.4. Hệ thống làm mát bằng không khí

a) Cấu tạo

- Hệ thống làm mát bằng không khí có cấu tạo đơn giản gồm các cánh tản nhiệt được đúc liền với thân máy và nắp máy như hình 20.3.

Hình 20.3. Hệ thống làm mát bằng không khí

b) Nguyên lí làm việc

- Khi động cơ làm việc, nhiệt được truyền đến cánh tản nhiệt và tản ra ngoài không khí.

- Động cơ tĩnh tại, nhiều xilanh thường được trang bị quạt gió và các bản hướng gió như hình 20.4.

Hình 20.4. Sơ đồ động cơ làm mát bằng không khi có quạt gió

1. Quạt gió; 2 . Cánh tản nhiệt; 3. Bản hướng gió; 4. Vỏ; 5. Cửa gió ra.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 11 Cánh diều bài 21

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Bông
    Bé Bông

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 18:03 23/09
    • Điện hạ
      Điện hạ

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 18:03 23/09
      • Mèo Ú
        Mèo Ú

        😃😃😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 18:04 23/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 11 Cánh diều

        Xem thêm