Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức bài 10

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thủy sản có nội dung lý thuyết trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh tham khảo và chuẩn bị cho bài học sắp tới.

I. Các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản

1. Yêu cầu về thủy lí

a) Nhiệt độ nước

- Ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sống quan trọng của động vật thủy sản như hô hấp, tiêu hoá, sinh sản,...

- Mỗi loài thủy sản sẽ có yêu cầu về nhiệt độ môi trường nuôi khác nhau.

- Giúp xác định loài thủy sản nuôi phù hợp.

b) Độ trong và màu nước

- Độ trong của nước tác động đến sự truyền ánh sáng trong nước cũng như sự quang hợp:

+ Độ trong thấp: ngăn cản sự quang hợp của sinh vật phù du, làm giảm lượng oxygen trong ao, ảnh hưởng đến động vật thuỷ sản.

+ Độ trong quá cao: hạn chế nguồn thức ăn tự nhiên của động vật thủy sản.

- Mỗi loài có yêu cầu về độ trong của nước ao nuôi khác nhau:

+ Cá: 20 cm đến 30 cm

+ Tôm: 30 cm đến 45 cm.

- Màu nước nuôi phù hợp:

+ Thủy sản nước ngọt: màu xanh nhạt

+ Thủy sản nước lợ, mặn: màu vàng nâu

- Màu nước không phù hợp: màu xanh rêu, màu vàng cam, màu đỏ gạch

2. Yêu cầu về thủy hóa

a) Độ pH

- Mỗi nhóm động vật thủy sản có yêu cầu khác nhau về pH nước.

- pH quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động vật thủy sản.

b) Hàm lượng NH3

- Hàm lượng NH3 cho phép: nhỏ hơn 0,5 mg/L.

- Hàm lượng NH3 cao có thể gây độc hoặc làm chết động vật thuỷ sản.

c) Độ mặn

- Mỗi nhóm động vật thủy sản có yêu cầu khác nhau về độ mặn của nước.

- Độ mặn không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản.

d) Oxygen hòa tan

- Khái niệm: là oxygen tồn tại trong nước nuôi thủy sản, chủ yếu có nguồn gốc từ oxygen khí quyển.

- Mỗi loài thủy sản có yêu cầu về hàm lượng oxygen hoà tan khác nhau.

3. Yêu cầu về thủy sinh

a) Thực vật thủy sinh

- Vai trò:

+ Cung cấp oxygen hòa tan cho nước.

+ Cung cấp nơi trú ngụ cho động vật thủy sản.

+ Duy trì ổn định nhiệt độ môi trường nước.

+ Hấp thụ một số kim loại nặng làm giảm ô nhiễm nguồn nước.

- Đảm bảo chủng loại, mật độ thực vật thủy sinh phù hợp đối với từng loài động vật thủy sản.

b) Sinh vật phù du

- Khái niệm: là động vật, thực vật sống trôi nổi trong nước.

- Vai trò:

+ Là nguồn thức ăn chính cho các loài thủy sản tự nhiên.

+ Ổn định hệ sinh thái môi trường nuôi thủy sản

+ Cung cấp oxygen hòa tan

+ Giảm chất độc hại trong nước

+ Ngăn chặn sự phát triển tảo sợi.

c) Vi sinh vật

- Khái niệm: là nhân tố sinh học rất quan trọng đối với môi trường nuôi thủy sản, tồn tại ở mọi nơi trong môi trường, đặc biệt là lớp bùn đáy, nơi có nhiều chất hữu cơ.

- Vi sinh vật có lợi phân giải thức ăn dư thừa, chất thải của thủy sản nuôi, chuyển hóa một số khí độc thành chất không độc.

- Vi sinh vật có hại gây bệnh cho thủy sản nuôi, sinh ra khí độc trong quá trình trao đổi chất, làm giảm lượng oxygen hòa tan trong nước.

- Cần có biện pháp làm giảm số lượng vi sinh vật có hại, tăng số lượng vi sinh vật có lợi.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản

1. Nguồn nước

- Là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong nuôi thuỷ sản.

- Phân loại:

+ Môi trường nước ngọt: gồm nước máy, nước ngầm, nước giếng, nước sông, nước suối tự nhiên hoặc nước từ hệ thống thuỷ nông, có độ mặn < 5%.

+ Môi trường nước biển ven bờ: gồm nước biển, nước ngầm hoặc nước ruộng muối, có độ mặn ≥ 5%.

2. Tính lưu động của nước

- Vai trò:

+ Tạo ra sự cân bằng động của các yếu tố vật lí, hoá học và sinh học trong môi trường.

+ Giúp cho hệ sinh thái nuôi thuỷ sản duy trì ở trạng thái mở với môi trường

- Phân loại:

+ Môi trường nước chảy: dòng nước luôn lưu động một cách tự nhiên dẫn đến các thành phần môi trường thay đổi, có khả năng làm trôi thức ăn của thuỷ sản..

+ Môi trường nước đứng: nước lưu động chậm và rất dễ bị ô nhiễm, hỗ trợ sự lưu động của nước bằng các phương pháp bơm, sục khí, khuấy đảo nước, thay nước.

3. Thổ nhưỡng

- Khái niệm: là tổng hợp các yếu tố vật lí, hoá học và sinh học của đất.

- Mỗi vùng địa lí khác nhau sẽ có các đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau, chúng ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên tới môi trường nuôi thuỷ sản.

4. Thời tiết

- Sự thay đổi nhiệt độ dẫn tới việc thay đổi về tốc độ bốc hơi nước, nồng độ các chất hoà tan trong nước và nhiệt độ nước trong môi trường nuôi thuỷ sản.

- Mưa bão hưởng tới tính lưu động của nước, nồng độ các chất hoà tan đặc biệt là oxygen, độ trong của nước.

- Gió tác động mạnh mẽ đến tính lưu động của nước.

5. Quy trình nuôi thuỷ sản

- Mỗi loài động vật thuỷ sản sẽ có những phương thức nuôi khác nhau.

- Mật độ nuôi phù hợp sẽ đảm bảo sự cân bằng các yếu tố của môi trường: bổ sung chế phẩm vi sinh, sục khí, quạt.

- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đối tượng nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường: quy trình không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng dư thừa thức ăn, đối tượng nuôi bệnh hoặc chết không được xử lí.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức bài 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • dnkd ♡
    dnkd ♡

    😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 3 ngày trước
    • Phi Công Trẻ
      Phi Công Trẻ

      😃😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 3 ngày trước
      • Biết Tuốt
        Biết Tuốt

        🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣

        Thích Phản hồi 3 ngày trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 12 Kết nối tri thức

        Xem thêm