Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều bài 9

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều bài 9: Vai trò, triển vọng của thủy sản trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có nội dung lý thuyết trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh tham khảo và chuẩn bị cho bài học sắp tới.

1. Vai trò của thủy sản trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngành dược, mĩ phẩm.

- Phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động.

- Khẳng định chủ quyền biển đảo, đảm bảo an ninh quốc phòng thông qua các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản trên biển.

2. Triển vọng của thủy sản trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Phát triển thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia có quy mô sản xuất hàng hoá lớn, có trình độ quản lí khoa học, công nghệ tiên tiến, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển mạnh để đưa nước ta thành trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.

- Giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm.

- Đảm bảo an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh.

- Đảm bảo lao động thuỷ sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước.

- Góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin (AI, IoT, BigData) và chuyển đổi số trong sản xuất và quản lí thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

3. Xu hướng phát triển của thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới

- Phát triển thủy sản bền vững gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Khai thác thủy sản bền vững: giảm áp lực khai thác thủy sản, tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thủy sản từ khai thác, ổn định sinh kế của người dân ven biển, đảm bảo an ninh quốc phòng trên các vùng biển.

- Mở rộng đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị, khuyến khích phát triển nuôi trồng vi tảo, rong biển giúp cung cấp đa dạng nguồn nguyên liệu, đặc biệt cho ngành dược, mĩ phẩm. Phát triển trồng rong biển có vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường cho hệ sinh thái biển.

- Phát triển các công nghệ nuôi thủy sản thông minh, nuôi thủy sản an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu

- Phát triển các sản phẩm thuỷ sản được chứng nhận thực hành nuôi tốt như VietGAP, GlobalGAP,... là định hướng ưu tiên nhằm mục đích phát triển bền vững.

4. Yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong thủy sản

- Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó, có trách nhiệm cao trong công việc.

- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về lĩnh vực thủy sản và kinh tế.

- Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường và tuân thủ các công ước quốc tế liên quan đến thủy sản.

- Yêu thiên nhiên, yêu thích sinh vật, yêu lao động.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều bài 10

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    😎😎😎😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi Hôm qua
    • Chàng phi công
      Chàng phi công

      😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi Hôm qua
      • Friv ッ
        Friv ッ

        🥴🥴🥴🥴🥴🥴🥴🥴🥴

        Thích Phản hồi Hôm qua
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 12 Cánh diều

        Xem thêm