Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức bài 18
Với nội dung bài Lý thuyết Công nghệ 12 bài 18: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Bài: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản
I. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản
1. Chế biến thức ăn thủy sản giàu lysine từ phế phụ phẩm cá tra
- Vai trò: có 60% cơ thể cá tra không được sử dụng làm thực phẩm nhưng lại chứa nhiều loại protein khác nhau nên được dùng để chế biến thức ăn thủy sản giàu lysine.
- Quy trình:
+ Bước 1. Xử lí nguyên liệu
+ Bước 2. Làm nhỏ nguyên liệu
+ Bước 3. Thuỷ phân
+ Bước 4. Ép viên, sấy khô
+ Bước 5. Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ
2. Công nghệ lên men khô đậu nành
- Ưu điểm của protein thực vật:
+ Giảm giá thành
+ Giảm áp lực khai thác cá tự nhiên.
- Nhược điểm:
+ Độ tiêu hoá thấp, thường chứa các chất kháng dinh dưỡng và độc tố, không cân đối về amino acid, thiếu lysine và methionine.
+ Giảm khả năng kháng bệnh và khả năng chống chịu stress với môi trường.
- Vai trò lên men khô đậu nành:
+ Hàm lượng protein cao hơn so với ban đầu.
+ Loại bỏ được các chất kháng protein và kháng dinh dưỡng, dễ hấp thu.
- Quy trình:
+ Bước 1. Nhân sinh khối vi sinh vật có lợi
+ Bước 2. Phối trộn
+ Bước 3. Lên men
+ Bước 4. Đánh giá chế phẩm
+ Bước 5. Làm khô và đóng gói
II. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản thức ăn thủy sản
- Thức ăn thủy sản thường có hàm lượng protein cao nên rất dễ bị một số loại vi sinh vật gây hại.
- Bổ sung một số loại enzyme và chế phẩm vi sinh có khả năng ức chế nấm mốc, vi khuẩn, nhờ đó kéo dài thời gian bảo quản.
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức bài 19