Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều bài 17
Với nội dung bài Lý thuyết Công nghệ 12 bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Bài: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản
1. Phương pháp chế biến thức ăn thủy sản
1.1. Chế biến thủ công
- Có thể do người nuôi tự tính toán rồi phối trộn các nguyên liệu sẵn có như cá tạp, cám gạo, bột ngô, bột sắn, ...
- Độ ẩm: 40 – 50%
- Ưu điểm:
+ Nguyên liệu: dễ dàng tìm kiếm, sử dụng
+ Chế biến: dễ dàng
+ Người chế biến: tự do sử dụng nguyên liệu phù hợp với loài thủy sản mình nuôi trồng.
- Nhược điểm: độ nén thấp, không nổi, bề mặt thô, thành phần dinh dưỡng không cân đối.
1.2. Chế biến công nghiệp
- Chế biến bằng máy móc hiện đại, sử dụng phần mềm cân đối dinh dưỡng từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau của động vật thuỷ sản theo từng độ tuổi và kích cỡ khác nhau.
- Độ ẩm thấp hơn 12 %.
- Các công đoạn sản xuất thức ăn công nghiệp:
+ Thu mua nguyên liệu
+ Bảo quản nguyên liệu
+ Cân nguyên liệu
+ Nghiền nguyên liệu
+ Sàng nguyên liệu
+ Phối trộn nguyên liệu
+ Hấp nguyên liệu
+ Ép viên
+ Sấy
+ Làm nguội
+ Phun dầu
+ Cân thành phẩm và đóng gói
+ Kho chứa.
2. Phương pháp bảo quản thức ăn thủy sản
2.1. Bảo quản thức ăn hỗn hợp
- Bảo quản trong nhà kho, tránh nước và ánh nắng trực tiếp, nền tráng xi măng và cao, xung quanh có rãnh thoát nước, có lỗ thông hơi.
- Các bao thức ăn phải được xếp chồng lên nhau trên kệ, cách tường ít nhất từ 45 đến 50 cm.
- Các loại thức ăn khác nhau cần được phân loại riêng biệt và có đánh dấu rõ ràng.
- Nhiệt độ bảo quản: dưới 30 °C và tuân thủ nguyên tắc “vào trước, xuất trước”.
- Thời gian bảo quản: từ 2 đến 4 tuần đầu sau khi sản xuất, không nên bảo quản quá 3 tháng.
2.2. Bảo quản nguyên liệu
- Nhà kho và các dụng cụ cần được vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng hoặc nước với đặc để diệt vi khuẩn, nấm mốc.
- Bao bì, cót quây, silo chứa đựng nguyên liệu phải được kiểm tra, vệ sinh và khử trùng thường xuyên.
- Xếp bao đựng nguyên liệu, thức ăn theo lô, hàng cho từng loại riêng ở vị trí thích hợp. - Nhiệt độ và thời gian bảo quản các nguyên liệu khác nhau tuỳ theo từng loại nguyên liệu.
2.3. Bảo quản thức ăn tươi sống
- Nhiệt độ từ - 20°C đến 0°C, nhưng không quá 6 tháng.
- Nhiệt độ từ 4°C đến 10°C nhưng không quá 24 giờ hoặc giữ trong bể và tạo điều kiện môi trường phù hợp để duy trì sự sống.
2.4. Bảo quản chất bổ sung
- Các chế phẩm là thảo dược: bảo quản trên 2 năm.
- Các thức ăn bổ sung có chứa vi sinh vật: khoảng 2 năm từ ngày sản xuất.
- Các sản phẩm có chứa enzyme: một năm từ ngày sản xuất.
- Các chất bổ sung bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 °C nhưng thời hạn bảo quản tuỳ thuộc vào từng loại chất.
3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản
3.1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản
- Công nghệ vi sinh và công nghệ enzyme: Thuỷ phân các phụ phẩm khó tiêu hoá thành những nguyên liệu thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá.
- Ứng dụng sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae và lên men cám gạo: Dùng làm thức ăn nuôi artemia.
3.2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản thức ăn thủy sản
- Chất phụ gia được bổ sung vào thức ăn thuỷ sản làm giảm quá trình oxy hoá, ức chế sự phát triển của các nấm mốc, vi khuẩn gây hại,...
- Các chất phụ gia này có thể là: các enzyme tiết ra từ vi khuẩn có khả năng hoạt động bề mặt làm giảm hoặc loại bỏ độc tính của các độc tố nấm mốc; các chủng nấm đối kháng ức chế nấm mốc phát triển.
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều bài 18