Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức bài 5
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Công nghệ 12 bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Bài: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng
I. Trồng rừng
1. Thời vụ trồng rừng
- Ý nghĩa: giúp cây có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.
- Thời vụ:
+ Miền Bắc: mùa xuân, hè (tháng 2 đến tháng 7)
+ Miền Trung: mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12)
+ Miền Nam: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11)
2. Kĩ thuật trồng rừng
a) Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng
- Quy trình:
+ Chuẩn bị đất gieo: làm đất toàn diện hay cục bộ.
+ Chuẩn bị hạt giống: có phẩm chất tốt, trước khi gieo cần xử lí để tăng khả năng nảy mầm.
- Kĩ thuật gieo:
+ Phương thức gieo toàn diện: gieo hạt đồng đều trên toàn bộ diện tích đất gieo.
+ Phương thức gieo cục bộ:
• Gieo theo hàng
• Gieo theo khóm
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm:
• Thích hợp với đặc tính sinh vật học của cây.
• Bộ rễ phát triển tự nhiên.
• Có thể gieo trên vùng rộng lớn.
+ Nhược điểm:
• Số lần chăm sóc nhiều
• Tốn nhiều hạt giống
• Cây con dễ bị côn trùng cắn
b) Trồng rừng bằng cây con
- Quy trình:
+ Chuẩn bị hố trồng:
• Đào hố: 30 cm × 30 cm × 30 cm hoặc 40 cm × 40 cm × 40 cm
• Bón lót: phân hữu cơ, phân NPK
+ Chuẩn bị cây giống: cây khỏe mạnh, không bị sâu, bệnh; đảm bảo tiêu chuẩn về tuổi, chiều cao, đường kính rễ.
- Kĩ thuật:
+ Trồng bằng cây con rễ trần: tạo lỗ trong hố trống, đặt cây vào, lấp đất, nén đất và vun gốc.
+ Trồng bằng cây con có bầu: tạo lỗ trong hố trồng, rạch và xé bỏ vỏ bầu, đặt bầu cây vào, lấp đất và nén đất lần thứ nhất, lấp đất và nén đất lần thứ hai rồi vun gốc.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm:
• Tỉ lệ sống cao
• Tiết kiệm hạt giống
• Giảm số lần và thời gian chăm sóc
+ Nhược điểm:
• Quá trình sản xuất cây con phức tạp.
• Chi phí cao
• Giá thành vận chuyển cây cao
• Cây con dễ bị tổn thương cơ giới
• Hệ rễ bị biến dạng trong quá trình ươm cây và vận chuyển.
II. Chăm sóc rừng
- Mục đích: Tăng tỉ lệ sống, rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt, sớm ổn định và cho sản phẩm.
- Các hoạt động chăm sóc rừng bao gồm:
1. Làm cỏ, vun xới
- Làm cỏ, vun xới định kì trong khoảng 3 năm liên tục sau khi trồng.
- Thời điểm: ngay trước thời kì cỏ dại sinh trưởng mạnh nhất hoặc trước khi bón phân thúc.
- Tác dụng: làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng thấm nước, trừ cỏ dại cạnh tranh thức ăn với cây rừng và phá bỏ nơi ẩn nấp của sâu bệnh hại.
- Phương thức:
+ Phương thức toàn diện: địa hình bằng phẳng.
+ Phương thức cục bộ: địa hình đất dốc.
2. Bón phân thúc
- Tác dụng: nâng cao độ phì của đất và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm thu hoạch.
- Loại phân, liều lượng, thời gian, phương pháp bón phụ thuộc:
+ Điều kiện lập địa
+ Loài cây
+ Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.
3. Tưới nước
- Tác dụng: nâng cao tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng.
- Lượng nước tưới, số lần tưới phụ thuộc:
+ Đặc điểm phân bố nông – sâu của hệ rễ
+ Quy luật sinh trưởng của loài cây trong từng năm, từng giai đoạn tuổi.
+ Điều kiện lập địa để quyết định.
4. Tỉa cành, tỉa thưa
- Tác dụng tỉa cảnh: nâng cao hiệu quả quá trình trao đổi chất, cây sinh trưởng nhanh, giảm khuyết tật, nâng cao chất lượng gỗ.
- Thời gian: đầu mùa khô, trong những ngày thời tiết khô ráo.
- Tác dụng tỉa thưa: đảm bảo mật độ rừng trồng.
5. Trồng dặm
- Sau 20-30 ngày, phải kiểm tra tỉ lệ sống
+ Dưới 85%: phải trồng dặm
+ Trên 85%: chỉ trồng dặm ở những nơi cây chết tập trung.
- Sau 1 năm, chưa đạt 85% thì tiếp tục trồng dặm.
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức bài 6
- Bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp
- Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp
- Bài 3: Nguyên nhân suy thoái tài nguyên rừng
- Bài 4: Sinh trưởng và phát triển của cây rừng
- Bài 5: Hoạt động trồng và chăm sóc rừng
- Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững
- Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng
- Bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng
- Bài 9: Vai trò, triển vọng của thủy sản trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Bài 10: Các nhóm thủy sản và phương thức nuôi phổ biến
- Bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thủy sản
- Bài 12: Quản lí môi trường nuôi thủy sản
- Bài 13: Xử lí môi trường nuôi thủy sản
- Bài 14: Vai trò của giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản
- Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống
- Bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản
- Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản
- Bài 18: Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến
- Bài 19: Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP
- Bài 20: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản
- Bài 21: Bảo quản và chế biến thủy sản
- Bài 22: Phòng, trị một số bệnh thủy sản phổ biến
- Bài 23: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản
- Bài 24: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Bài 25: Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản