Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức bài 12

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Công nghệ 12 bài 12: Biện pháp xử lí môi trường nuôi thủy sản sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.

I. Một số biện pháp xử lí môi trường nuôi thủy sản

1. Xử lí nước trước khi nuôi thủy sản

- Lí do: nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển của các động vật thủy sản.

- Yêu cầu: hoá chất sử dụng phải phù hợp và nằm trong danh mục cho phép.

- Quy trình:

+ Bước 1. Lắng lọc: loại trừ rác, cá tạp, các tạp chất lơ lửng trong nước.

+ Bước 2. Diệt tạp, khử khuẩn: tiêu diệt các vi sinh vật có hại, mầm bệnh cũng như một số ấu trùng không mong muốn.

+ Bước 3. Khử hoá chất: loại bỏ dư lượng hoá chất sử dụng trong bước 2.

+ Bước 4. Bón phân gây màu: bổ sung dinh dưỡng cho các loài sinh vật phù du phát triển, cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho động vật thuỷ sản, tạo oxygen, hấp thụ các chất độc sinh ra từ thức ăn dư thừa và chất thải của động vật trong quá trình nuôi, hạn chế sự phát triển tảo đáy.

2. Xử lí nước sau khi thu hoạch thủy sản

- Lí do: nước sau quá trình nuôi thuỷ sản có chứa nhiều chất độc hại (sinh ra từ thức ăn thừa, chất thải của động vật thuỷ sản, xác động vật thuỷ sản,...) đối với môi trường và con người.

- Biện pháp:

a) Sử dụng hệ vi sinh vật

Tuyển chọn và bổ sung hệ vi sinh vật có lợi, có khả năng phân giải các chất hữu cơ và các chất độc vào môi trường sau nuôi thuỷ sản để phân giải các chất hữu cơ và chất độc hại có trong môi trường sau nuôi thuỷ sản.

b) Sử dụng hệ động, thực vật

Sử dụng các loại thực vật phù du, tảo hay rong, rêu để hấp thụ chất độc hại có trong nước nuôi thuỷ sản, dùng các động vật ở vùng nước ven biển để tiêu thụ thực vật phù du và tảo để làm sạch nước.

II. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản

1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải hữu cơ

- Ứng dụng:

+ Tuyển chọn các chủng vi khuẩn an toàn đối với thuỷ sản.

+ Phân giải các chất thải hữu cơ trong môi trường nuôi thuỷ sản.

+ Nhân nuôi và tạo chế phẩm vi sinh vật, bổ sung chế phẩm vào môi trường nuôi thuỷ sản.

+ Tách chiết và thu nhận các loại enzyme có khả năng phân giải chất hữu cơ trong nước nuôi thuỷ sản như amylase, protease, cellulase,...

- Một số loài vi sinh vật phổ biến: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces cerevisiae, Rhodopseudomonas palustris,...

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc

- Ứng dụng: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải khí độc có trong môi trường nuôi thủy sản (NH3, NO2, H2S,...), sau đó nhân lên với lượng lớn và bổ sung vào môi trường nuôi thủy sản.

- Hai nhóm vi khuẩn phổ biến: Nitrosomonas spp. và Nitrobacter spp.

3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí vi sinh vật gây hại

- Ứng dụng: Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật có lợi, có khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh có trong môi trường nuôi thuỷ sản, tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh.

- Một số loài vi khuẩn: Bacillus spp., Enterococus spp., Lactobacillus spp).....

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức bài 13

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 2 ngày trước
    • Đinh Đinh
      Đinh Đinh

      👋👋👋👋👋👋👋👋👋

      Thích Phản hồi 2 ngày trước
      • Laura Hypatia
        Laura Hypatia

        👍👍👍👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 2 ngày trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 12 Kết nối tri thức

        Xem thêm