Lý thuyết Địa lý 6 Cánh diều bài 18
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 6 bài 18: Sông - Nước ngầm và băng hà được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 6 sách CD. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây
Bài: Sông - Nước ngầm và băng hà
A. Lý thuyết Địa Lí 6 bài 18
1. Sông
* Sông
- Khái niệm: Sông là các dòng chảy tự nhiên, chạy theo những lòng dẫn ổn định do chính dòng chảy này tạo ra.
- Các nguồn nước cung cấp cho sông: nước mưa, nước ngầm, hồ và băng, tuyết tan.
- Một số đặc điểm của sông
+ Nguồn của dòng sông là nơi dòng chảy bắt đầu.
+ Phụ lưu là các sông cung cấp nước cho dòng chảy chính.
+ Chi lưu là các sông tiêu (thoát) nước cho dòng chính.
+ Lưu vực sông là vùng đất cung cấp các loại nước cho một dòng sông.
+ Sông chính, phụ lưu và chi lưu tạo thành hệ thống sông.
* Chế độ nước sông
- Chế độ nước sông là dòng chảy của sông trong năm. Để theo dõi chế độ nước sông, người ta đo lưu lượng dòng chảy.
- Nguồn cung cấp nước cho sông: nước mưa, băng, tuyết, nước ngầm, ao, hồ,…
+ Phần lớn các sông có nguồn cung cấp nước là mưa, chế độ nước rất rõ rệt, mùa mưa cũng là mùa lũ của sông.
+ Một số nơi vùng ôn đới, nguồn cung cấp nước của sông là băng, tuyết tan nên mùa lũ thường vào mùa xuân và đầu hè.
+ Một số sông có nguồn cung cấp nước là nước ngầm hoặc hồ, những sông này là những sông nhỏ, chế độ nước khá điều hòa
+ Sông có nhiều nguồn cung cấp nước, chế độ nước sông thường phức tạp, diễn biến của lũ thường khó lường.
- Hậu quả: Lũ thường gây nguy hiểm cho người và thiệt hại về tài sản.
* Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
- Ý nghĩa
+ Góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ.
+ Bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.
- Giá trị to lớn của sông, hồ
+ Nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
+ Phát triển nghề đánh bắt cá và nuôi thuỷ sản.
+ Phát triển giao thông đường thuỷ.
+ Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thủy điện.
2. Nước ngầm và băng hà
* Nước ngầm
- Khái niệm: Là lớp nước do một phần nước mưa hay tuyết tan được ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá, được giữ lại trong các lỗ hổng của đất, các lỗ hổng và khe nứt của đá.
- Vai trò của nước ngầm
+ Nước ngầm được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.
+ Những nguồn nước khoáng ngầm (làm nước khoáng đóng chai, tắm chữa bệnh,…).
+ Ở vùng khô hạn, nước ngầm thành nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
-> Cần khai thác nước ngầm một cách khoa học, sử dụng tiết kiệm và không được làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
* Băng hà
- Khái niệm: Là những khối băng khổng lồ, dịch chuyển chậm trên đất liền, đặc biệt là trên sườn núi, thường cuốn theo các tảng đá lớn và làm thay đổi địa hình.
- Đặc điểm và vai trò
+ Băng hà giữ tới hơn 99 % lượng nước ngọt trên thế giới.
+ Băng trên các đỉnh núi là nguồn cấp nước quan trọng cho nhiều dòng sông lớn.
+ Nhiều khối băng hà trên các đỉnh núi cao và Nam Cực, ở đảo Greenland đang tan.
- Nguyên nhân: Do hiện tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu,…
- Hậu quả: Gây ra nhiều hậu quả về môi trường, cản trở vận tải đường biển,…
B. Trắc nghiệm Địa Lí 6 bài 18
Câu 1: Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
C. Các hoạt động sản xuất của con người.
D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/168, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2: Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do
A. Nước mưa.
B. Nước ngầm.
C. Băng tuyết.
D. Nước ao, hồ.
Lời giải
Đáp án C.
Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, có mùa đông lạnh giá nên nước sông đóng băng, vào mùa xuân nhiệt độ tăng -> băng tuyết tan và cung cấp nước cho dòng sông. Như vậy, thủy chế sông ngòi miền ôn đới lạnh phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan.
Câu 3: Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?
A. Hồ Gươm.
B. Hồ Tơ Nưng.
C. Hồ Tây.
D. Hồ Trị An.
Lời giải
Đáp án D.
Hồ Trị An là hồ nhân tạo ở nước ta. Nằm trên sông Đồng Nai, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Hồ là nơi trữ nước để cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 198.
Câu 4: Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kì.
B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ.
D. Liên bang Nga.
Lời giải
Đáp án D.
Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc Liên bang Nga. Đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 22-23% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới. Với 23 615,39 km3 nước ngọt, nó nhiều hơn cả năm hồ nước của Ngũ Đại Hồ cộng lại. Độ sâu tối đa của hồ là 1 642 m, nên Baikal chính là hồ sâu nhất thế giới.
Câu 5: Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào sau đây?
A. Châu Âu.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Á.
D. Châu Phi.
Lời giải
Đáp án B.
Sông Nin dài 6695km, là con sông dài nhất thế giới nằm ở khu vực châu Phi. Tiếp đó là sông A-ma-dôn dài 6437km thuộc khu vực Nam Mĩ và cũng là sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới.
Câu 6: Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?
A. Hồ Thác Bà.
B. Hồ Ba Bể.
C. Hồ Trị An.
D. Hồ Tây.
Lời giải
Đáp án D.
Hồ Tây là hồ móng ngựa (di tích còn sót lại của một khúc sông cũ).
Câu 7: Cửa sông là nơi dòng sông chính
A. Xuất phát chảy ra biển.
B. Tiếp nhận các sông nhánh.
C. Đổ ra biển hoặc các hồ.
D. Phân nước cho sông phụ.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/166, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8. Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là
A. Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm.
B. Sự lên xuống của nước sông do sức hút Trái Đất - Mặt Trời.
C. Khả năng chứa nước của con sông đó trong cùng một năm.
D. Lượng nước chảy qua mặt cắt dọc lòng sông ở một địa điểm.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/167, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9: Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?
A. Hơi nước.
B. Nước ngầm.
C. Nước hồ.
D. Nước mưa.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/168, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10: Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây?
A. Thủy sản.
B. Giao thông.
C. Du lịch.
D. Khoáng sản.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/168, lịch sử và địa lí 6.
Câu 11. Hồ nước mặn thường có ở những nơi như thế nào?
A. Gần biển, có nước ngầm, độ mặn rất lớn.
B. Khí hậu nóng, mưa nhiều, bốc hơi lớn.
C. Sinh vật phát triển, nhiều mưa, nhiều cát.
D. Khí hậu khô hạn, ít mưa, độ bốc hơi lớn.
Lời giải
Đáp án D.
Hồ nước mặn thường có ở những nơi có khí hậu khô hạn, ít mưa và độ bốc hơi lớn. Ví dụ: các hồ trong hoang mạc.
Câu 12: Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm nào sau đây?
A. Mặt nước đóng băng quanh năm, nhiều hình thú, rất sâu.
B. Thường sâu, có nhiều hình thù và thủy hải sản phong phú.
C. Chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao.
D. Nguồn cung cấp nước đa dạng, chảy trực tiếp ra đại dương.
Lời giải
Đáp án C.
Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm là thường chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao và nông.
>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 6 Cánh diều bài 19
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 6 bài 18: Sông - Nước ngầm và băng hà sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 6, Địa lý 6 Chân trời sáng tạo, Địa lý 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.