Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 6 Cánh diều bài 5

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa Lí lớp 6 bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Hình dạng và kích thước của Trái Đất sách Cánh diều chi tiết cùng với câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí lớp 6.

A. Lý thuyết Địa Lí 6 bài 5

1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời

- Vũ trụ là khoảng không gian vô cùng tận. Trong vũ trụ bao la có vô số hệ Thiên Hà.

- Dải Ngân Hà là Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (tức hệ Mặt Trời).

- Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng - đó là Mặt Trời.

- Chuyển động xung quanh Mặt Trời là tám hành tinh theo các quỹ đạo hình elip.

- Chuyển động xung quanh hành tinh là vệ tinh. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

- Mọi hành tinh vừa chuyển động xung quanh Mặt Trời vừa quay quanh trục của nó.

- Trong các hành tinh của hệ Mặt Trời chỉ duy nhất Trái Đất là có sự sống.

2. Hình dạng và kích thước của Trái Đất

a) Hình dạng của Trái Đất

- Trái Đất có dạng hình cầu.

- Bằng chứng Trái Đất có dạng hình cầu

+ Hiện tượng thuyền buồm xuất hiện dần ở đường chân trời khi vào gần bờ.

+ Nhà du hành vũ trụ trên tàu A-pô-lô 17 của Hoa Kì chụp được ảnh Trái Đất.

+ Chứng minh của nhà bác học nổi tiếng Niu-tơn.

b) Kích thước của Trái Đất

- Dạng cầu của Trái Đất không thật lý tưởng mà hơi dẹt ở hai cực.

- Sự chênh lệch giữa bán kính ở xích đạo với bán kính ở cực.

- Bán kính của Trái Đất là 6378 km.

- Kích thước của Trái Đất có ý nghĩa quan trọng

+ Xác định được tọa độ của các địa điểm trên Trái Đất.

+ Khoảng cách giữa các địa điểm.

+ Vẽ khá chính xác bản đồ thế giới,…

B. Trắc nghiệm Địa Lí 6 bài 5

Câu 1: Mặt Trời và 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó còn được gọi là

A. Thiên hà.

B. Hệ Mặt Trời.

C. Trái Đất.

D. Dải ngân hà.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2: Các nhà du hành vũ trụ trên tàu nào đã chụp được ảnh Trái Đất là hình cầu?

A. A-pô-lô 19.

B. A-pô-lô 16.

C. A-pô-lô 18.

D. A-pô-lô 17.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/121, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3: Tính từ Mặt Trời ra, đứng thứ 3 là

A. Kim Tinh.

B. Trái Đất.

C. Thủy Tinh.

D. Hỏa Tinh.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất lại tồn tại sự sống là do

A. Dạng hình cầu và thực hiện nhiều chuyển động.

B. Khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời.

B. Kích thước rất lớn để nhận ánh sáng từ Mặt Trời.

D. Sự phân bố xen kẽ nhau của lục địa và đại dương.

Lời giải

Đáp án B.

Do khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời hợp lí, không quá gần hay quá xa nên Trái Đất luôn nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp (không quá nóng, không quá lạnh) nên con người và sinh vật có thể phát triển, trên Trái Đất tồn tại sự sống.

Câu 5: Hành tinh nào sau đây trong hệ Mặt Trời có sự sống?

A. Trái Đất.

B. Sao Kim.

C. Mặt Trăng.

D. Sao Thủy.

Lời giải

Đáp án A.

Trong các hành tinh của hệ Mặt Trời chỉ duy nhất Trái Đất là có sự sống. Hiện nay, loài người vẫn chưa tìm được hành tinh thứ hai có sự sống trong dải Ngân Hà.

Câu 6: Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây?

A. Trái Đất.

B. Sao Mộc.

C. Sao Hỏa.

D. Sao Thổ.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7: Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

A. 8.

B. 9.

C. 7.

D. 6.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8: Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

A. Sao Kim.

B. Sao Thủy.

C. Trái Đất.

D. Sao Hỏa.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9: Trái Đất có dạng hình gì?

A. Hình tròn.

B. Hình vuông.

C. Hình cầu.

D. Hình bầu dục.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/120, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa?

A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương.

B. Thiên Vương - Hải Vương - Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ.

C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có

A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thủy Tinh, Hỏa Tinh.

B. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thủy Tinh.

C. Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh.

D. Hỏa Tinh, Thủy Tinh, Hỏa Tinh, Trái Đất.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12: Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?

A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.

C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.

Lời giải

Đáp án A.

Do Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn được chiếu sáng, nửa còn lại không được chiếu sáng -> sinh ra ngày và đêm.

>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 6 Cánh diều bài 6

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 6 bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Hình dạng và kích thước của Trái Đất sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 6, Địa lý 6 Chân trời sáng tạo, Địa lý 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Bình
    Bảo Bình

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 08:45 14/01
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 08:45 14/01
      • Cậu Ấm
        Cậu Ấm

        🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 08:45 14/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lí 6 Cánh Diều

        Xem thêm