Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 43

Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách KNTT.

A. Lý thuyết KHTN 6 bài 43

I. Lực hút của Trái Đất

Khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống do chịu tác dụng bởi lực hút của Trái Đất.

Trọng lượng, lực hấp dẫn | Kết nối tri thức

Thả viên phấn từ trên cao rơi xuống đất nhờ lực hút của Trái đất

II. Trọng lượng và lực hút của Trái Đất

- Độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là trọng lượng của vật đó.

- Trọng lượng thường được kí hiệu bằng chữ P.

- Đơn vị đo trọng lượng là đơn vị đo lực (N).

Ví dụ:

Trọng lượng, lực hấp dẫn | Kết nối tri thức

III. Trọng lượng và khối lượng

- Khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng lớn.

Trọng lượng, lực hấp dẫn | Kết nối tri thức

IV. Lực hấp dẫn

- Lực hút của các vật có khối lượng gọi là lực hấp dẫn.

Ví dụ:

Trọng lượng, lực hấp dẫn | Kết nối tri thức

- Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

Ví dụ:

Cùng là một quyển sách có khối lượng 0,2 kg, nhưng:

+ Đặt quyển sách trên Trái Đất: độ lớn lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên quyển sách là 1,9 N.

+ Đặt quyển sách trên Mặt Trăng: độ lớn lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên quyển sách là 0,3 N.

B. Trắc nghiệm KHTN 6 bài 43

Câu 1: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?

A. Trái Đất

B. Mặt Trời

C. Mặt Trăng

D. Người đứng trên mặt đất

Lời giải Người đứng trên mặt đất chịu lực hút của Trái Đất nên chịu tác dụng của trọng lực.

Đáp án: D

Câu 2: Đơn vị của trọng lực là gì?

A. Niuton (N)

B. Kilogam (Kg)

C. Lít (l)

D. Mét (m)

Lời giải

Đơn vị của trọng lực là Niuton (N)

B – Đơn vị khối lượng

C – Đơn vị thể tích

D – Đơn vị chiều dài

Đáp án: A

Câu 3: Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

A. Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây.

B. Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông.

C. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.

D. Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất.

Lời giải Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.

Đáp án: C

Câu 4: Cho ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg. Khối kim loại nào có trọng lượng lớn nhất?

A. Đồng

B. Nhôm

C. Sắt

D. Ba khối kim loại có trọng lượng bằng nhau

Lời giải Ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg nên trọng lượng của chúng đều bằng P = 10 . 1 = 10 (N)

Đáp án: D

Câu 5: Lực nào sau đây không phải là trọng lực?

A. Lực tác dụng lên người để chúng ta có thể đi lại được.

B. Lực tác dụng lên vật đang rơi.

C. Lực của mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn

D. Lực kéo người xuống khi ta muốn nhảy lên cao.

Lời giải

A – Trọng lực

B – Trọng lực

C – Lực nâng của mặt bàn

D – Trọng lực

Đáp án: C

Câu 6: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?

A. P = 10 m

B. P = m

C. P = 0,1 m

D. m = 10 P

Lời giải

Trọng lượng của một vật được tính theo công thức: P = 10 m

Trong đó:

+ P là độ lớn của lực hút Trái Đất (N)

+ m là khối lượng vật (kg)

Đáp án: A

Câu 7: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn

A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.

B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.

C. Bằng trọng lượng của quyển sách.

D. Bằng 0.

Lời giải Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn bằng trọng lượng của quyển sách.

Đáp án: C

Câu 8: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.

B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

C. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).

D. Cả 3 phương án trên.

Lời giải

A – Đúng

B – Đúng

C – Đúng

Đáp án: D

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn?

A. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

C. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Lời giải

A – Đúng

B – Đúng

C - Trọng lượng tỉ lệ thuận với khối lượng của vật

D – Đúng

Đáp án: C

Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?

A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng.

B. Cành cây đung đưa trước gió.

C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.

D. Em bé đang đi xe đạp.

Lời giải

A – Thùng hàng di chuyển do lực của người tác dụng.

B – Cành cây chuyển động do lực của gió tác dụng.

C – Quả dừa rơi tự do do lực hút của Trái Đất.

D – Xe đạp chuyển động do lực của chân em bé tác dụng lên bàn đạp.

Đáp án: C

>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 44

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết KHTN lớp 6 bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn sách Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: KHTN 6 Cánh Diều, KHTN 6 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cu Bin
    Cu Bin

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 08:57 18/01
    • Kẹo Ngọt
      Kẹo Ngọt

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 08:57 18/01
      • Hươu Con
        Hươu Con

        😮😮😮😮😮😮

        Thích Phản hồi 08:57 18/01

        KHTN 6

        Xem thêm