Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 5

Với nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 5: Đo chiều dài sách Kết nối tri thức chi tiết cùng với câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

A. Lý thuyết KHTN 6 bài 5

I. Đơn vị độ dài

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m.

- Một số đơn vị đo độ dài khác thường gặp:

1 milimét (mm) = 0,001 m (1 m = 1000 mm)

1 xentimét (cm) = 0,01 m (1 m = 100 cm)

1 đềximét (dm) = 0,1 m (1 m = 10 dm)

1 kilômét (km) = 1000 m (1 m = 0,001 km)

II. Dụng cụ đo chiều dài

- Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước kẹp…

Đo chiều dài | Kết nối tri thức

Đo chiều dài | Kết nối tri thức

- Trước khi đo, ta cần lưu ý đến giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước, để chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo:

+ GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

+ ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Ví dụ:

Để đo chiều dài của cái bút, em dùng thước kẻ có GHĐ là 15 cm và ĐCNN là 1mm.

Đo chiều dài | Kết nối tri thức

III. Cách đo chiều dài

- Đo chiều dài của vật, ta làm theo các bước sau:

+ Bước 1. Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo phù hợp

+ Bước 2. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

+ Bước 3. Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

+ Bước 4. Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

+ Bước 5. Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

IV. Vận dụng cách đo chiều dài của vào đo thể tích

- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (L)

1 m3 = 1000 L

1 mL = 1 cm3

- Đo thể tích của vật bỏ lọt bình chia độ ta làm như sau:

+ Bước 1: Rót một lượng nước vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước đó (gọi là V1).

+ Bước 2: Thả vật vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước khi đó (gọi là V2).

+ Bước 3: Thể tích của vật (gọi là V) = thể tích của phần nước dâng lên trong bình chia độ.

Ta có: V = V2 – V1

Đo chiều dài | Kết nối tri thức

B. Trắc nghiệm KHTN 6 bài 5

Câu 1: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

A. 1 m3 = 100 L

B. 1mL = 1 cm3

C. 1 dm3 = 0,1 m3

D. 1 dm3 = 1000 mm3

Trả lời:

A. 1 m3 = 1000 L

B. 1mL = 1 cm3

C. 1 dm3 = 0,001 m3

D. 1 dm3 = 1000 000 mm3

Chọn đáp án B

Câu 2: Giới hạn đo của bình chia độ là:

A. Giá trị lớn nhất ghi trên bình.

B. Giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.

C. Thể tích chất lỏng mà bình đo được.

D. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.

Trả lời:

Giới hạn đo của bình chia độ là giá trị lớn nhất ghi trên bình.

Chọn đáp án A

Câu 3: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ:

A. Bình chia độ

B. Bình chia độ, bình tràn

C. Bình chứa

D. Cả B và C

Trả lời:

- Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ là bình chia độ, bình tràn và bình chứa.

- Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ là bình chia độ.

Chọn đáp án D

Câu 4: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:

A. Số nhỏ nhất ghi trên thước.

B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.

C. Độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.

D. Độ lớn nhất ghi trên thước.

Trả lời:

Độ chia nhỏ nhất của một thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.

Chọn đáp án B

Câu 5: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình

Bài tập trắc nghiệm Đo chiều dài có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.

B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.

C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm.

D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.

Trả lời:

- GHĐ của thước là 10cm

- Từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm 2 khoảng nên độ chia nhỏ nhất của thước bằng: (1 – 0) : 2 = 0,5 cm

Chọn đáp án D

Câu 6: Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?

A. Mét (m)

B. Kilômét (km)

C. Centimét (cm)

D. Đềximét (dm)

Trả lời:

Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét (m).

Chọn đáp án A

Câu 7: Người ta thường sử dụng dụng cụ nào sau đây để đo chiều dài của vật?

A. Thước thẳng, thước dây, thước đo độ

B. Thước kẹp, thước cuộn, thước dây

C. Compa, thước mét, thước đo độ

D. Thước kẹp, thước thẳng, compa

Trả lời:

Người ta thường sử dụng dụng cụ để đo chiều dài của vật là thước kẹp, thước cuộn, thước dây.

Chọn đáp án B

Câu 8: Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng:

A. Thước dây

B. Thước kẻ

C. Thước kẹp

D. Thước cuộn

Trả lời:

Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng thước cuộn.

A – Đo theo hình dạng vật

B – Có GHĐ nhỏ, tốn thời gian, kết quả bị sai lệch nhiều

C – Phù hợp đo đường kính của các vật

Chọn đáp án D

Câu 9: Để đo thể tích người ta thường sử dụng dụng cụ nào?

A. Bình tràn

B. Bình chia độ

C. Bình chứa

D. Cả 3 bình trên đều được

Trả lời:

Để đo thể tích người ta thường sử dụng bình chia độ, vì trên bình đã được chia các vạch ứng với các thể tích với đơn vị đo thích hợp.

Chọn đáp án B.

Câu 10: Cho các bước đo độ dài gồm:

(1) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

(2) Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp

(3) Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật

(4) Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước

(5) Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật

Để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự nào sau đây?

A. (2), (1), (5), (3), (4)

B. (3), (2), (1). (4), (5)

C. (2), (1), (3), (4), (5)

D. (2), (3), (1), (5), (4)

Trả lời:

Để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự:

- Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

- Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

- Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

- Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

- Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

Chọn đáp án A

>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 6

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết KHTN lớp 6 bài 5: Đo chiều dài sách Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: KHTN 6 Cánh Diều, KHTN 6 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 10:49 15/01
    • Phước Thịnh
      Phước Thịnh

      😆😆😆😆😆😆😆

      Thích Phản hồi 10:49 15/01
      • Su kem
        Su kem

        👍👍👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 10:49 15/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 6

        Xem thêm