Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 54
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 54: Hệ Mặt Trời sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Khoa học tự nhiên 6.
Bài: Hệ Mặt Trời
I. Hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) gồm:
+ Mặt Trời ở trung tâm.
+ Các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời:
* Tám hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
* Hơn trăm vệ tinh
* Các sao chổi
* Các tiểu hành tinh
* Các thiên thạch
* Bụi vũ trụ.
- Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.
- Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau:
+ Thủy tinh gần Mặt Trời nhất.
+ Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.
II. Các hành tinh của Hệ Mặt Trời
1. Các hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời
- Bốn hành tinh vòng trong (nằm ở phía trong vành đai tiểu hành tinh):
+ Thủy tinh
+ Kim tinh
+ Trái Đất
+ Hỏa tinh
- Chúng có thành phần chủ yếu từ silicat và các kim loại.
- Các thiên thể thuộc vùng này nằm khá gần Mặt Trời nên có nhiệt độ cao.
2. Các hành tinh vòng ngoài của Hệ Mặt Trời
- Bốn hành tinh vòng ngoài là:
+ Mộc tinh
+ Thổ tinh
+ Thiên Vương tinh
+ Hải Vương tinh
- Chúng được gọi là các hành tinh khí khổng lồ vì:
+ Chúng có thành phần chủ yếu là các hợp chất khí;
+ Chúng có kích thước rất lớn.
- Các thiên thể thuộc vùng này nằm xa Mặt Trời nên có nhiệt độ thấp.
>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 55
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết KHTN lớp 6 bài 54: Hệ Mặt Trời sách Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: KHTN 6 Cánh Diều, KHTN 6 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 6.