Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 7
Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 7: Đo thời gian sách Kết nối tri thức chi tiết cùng với câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.
Bài: Đo thời gian
A. Lý thuyết KHTN 6 bài 7
I. Đơn vị thời gian
- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.
- Ngoài ra, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ…
1 giờ = 60 phút = 3600 giây
1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây
II. Dụng cụ đo thời gian
- Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.
- Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ cát…
B. Trắc nghiệm KHTN 6 bài 7
Câu 1. Một bạn học sinh đi học, bắt đầu đạp xe từ nhà đi lúc 6 giờ 45 phút và tới trường lúc 7 giờ 15 phút. Thời gian từ nhà đến trường là:
A. 0,5 giờ
B. 0,3 giờ
C. 0,25 giờ
D. 0, 15 giờ
Trả lời
Thời gian từ nhà đến trường là: 7h 15 phút – 6h 45 phút = 0h 30 phút = 0,5 giờ
Chọn đáp án A
Câu 2. Để xác định thời gian làm bài kiểm tra 15 phút, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Đồng hồ mặt trời
B. Đồng hồ đeo tay
C. Đồng hồ cát
D. Đồng hồ hẹn giờ
Trả lời
Để xác định thời gian làm bài kiểm tra 15 phút, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ hẹn giờ là phù hợp và chính xác nhất.
Chọn đáp án D
Câu 3. Bạn Hà đi từ nhà đến bến xe buýt hết 35 phút, sau đó đi ôtô đến trường hết 30 phút. Hỏi bạn Hà đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu thời gian?
A. 390 giây
B. 3900 giây
C. 39000 giây
D. 3,9 giờ
Trả lời
Bạn Hà đi từ nhà đến trường hết thời gian là: 35 phút + 30 phút = 65 phút
Mà 1 phút = 60 giây nên 65 phút = 65. 60 = 3900 giây.
Chọn đáp án B
Câu 4. Để xác định thời gian làm bài kiểm tra 45 phút, ta không nên lựa chọn đồng hồ nào để đo thời gian?
A. Đồng hồ cát
B. Đồng hồ đeo tay
C. Đồng hồ điện tử
D. Đồng hồ hẹn giờ
Trả lời
Để xác định thời gian làm bài kiểm tra 45 phút, ta không nên lựa chọn đồng hồ cát vì đồng hồ cát chỉ phù hợp với thời gian ngắn, khi đo thời gian dài sẽ bị sai lệch thời gian nhiều.
Chọn đáp án A
Câu 5. Cách đồi thời gian nào sau đây là sai?
A. 1 tuần = 7 ngày
B. 1 ngày = 24 giờ
C. 1 giờ = 60 giây
D. 1 phút = giờ
Trả lời
A – Đúng
B – Đúng
C – Sai, 1 giờ = 60 phút = 3600 giây
D - Đúng
Chọn đáp án C
Câu 6. Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là:
A. Giờ
B. Giây
C. Phút
D. Ngày
Trả lời
Trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây (s).
Chọn đáp án B
Câu 7. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?
A. Cân đồng hồ
B. Đồng hồ
C. Điện thoại
D. Máy tính
Trả lời
Người ta sử dụng đồng hồ để đo thời gian.
Chọn đáp án B
Câu 8. Cách đổi thời gian nào sau đây là đúng?
A. 1 ngày = 24 giờ
B. 1 giờ = 600 giây
C. 1 phút = 24 giây
D. 1 giây = 0,1 phút
Trả lời
A – Đúng
B – Sai, 1 giờ = 60 phút = 3600 giây
C – Sai, 1 phút = 60 giây
D – 1 giây = 0,0166 phút
Chọn đáp án A
Câu 9. Điền số thích hợp vào chỗ trống:
2,5 phút = … giây
A. 50 giây
B. 250 giây
C. 150 giây
D. 15 giây
Trả lời
Ta có: 1 phút = 60 giây
=> 2,5 phút = 2,5 . 60 = 150 giây
Chọn đáp án C
Câu 10. Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?
A. Đồng hồ quả lắc
B. Đồng hồ treo tường
C. Đồng hồ bấm giây
D. Đồng hồ để bàn
Trả lời
Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ bấm giây.
Chọn đáp án C
>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 8
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết KHTN lớp 6 bài 7: Đo thời gian sách Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: KHTN 6 Cánh Diều, KHTN 6 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 6.