Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 25

Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật sách Kết nối tri thức chi tiết cùng với câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

A. Lý thuyết KHTN 6 bài 25

I. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

- Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm theo một thứ tự nhất định.

- Phân loại sinh vật có những vai trò sau:

+ Giúp xác định được vị trí của các sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật một cách dễ dàng.

+ Cho thấy sự giống và khác nhau giữa các nhóm đối tượng phân loại, nguyên nhân của sự giống nhau đó và mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật.

II. Hệ thống phân loại sinh vật

- Theo hệ thống phân loại năm giới, sinh vật được chia thành các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.

- Ngoài ra, thế giới sinh vật còn được phân chia thành các đơn vị phân loại theo từ tự từ lớn đến nhỏ: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (giống) rồi đến loài.

B. Trắc nghiệm KHTN 6 bài 25

Câu 1: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh

B. Nguyên sinh

C. Nấm

D. Thực vật

Lời giải Thực vật là các sinh vật đa bào nhân thực và có khả năng tự dưỡng.

Đáp án: D

Câu 2: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?

A. Động vật, Thực vật, Nấm

B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus

C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus

D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật

Lời giải Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm 5 giới là: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

Đáp án: D

Câu 3: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?

A. Khởi sinh

B. Nguyên sinh

C. Nấm

D. Thực vật

Lời giải Giới khởi sinh gồm các sinh vật đơn bào, nhân sơ nên vi khuẩn lam thuộc giới Khởi sinh.

Đáp án: A

Câu 4: Cho hình ảnh sau:

Miền Bắc nước ta gọi đây là quả roi đỏ, miền Nam gọi đây là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?

A. Tên khoa học

B. Tên địa phương

C. Tên dân gian

D. Tên phổ thông

Lời giải

- Mỗi loài sinh vật đã được tìm thấy trên Trái Đất đều có một tên khoa học khác nhau. Để khẳng định loài A và loài B có phải cùng một loài không người ta sẽ tra tên khoa học của loài đó.

- Tên khoa học của cây roi là: Syzygium samarangense

Đáp án: A

Câu 5: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?

A. Vì chúng có kích thước nhỏ

B. Vì chúng có khả năng di chuyển

C. Vì chúng là cơ thể đơn bào

D. Vì chúng có roi

Lời giải Thực vật là các cơ thể đa bào, nhân thực còn trùng roi là cơ thể đơn bào, nhân thực nên trùng roi không được xếp vào nhóm thực vật.

Đáp án: C

Câu 6: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.

B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.

C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.

D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.

Lời giải Trên Trái Đất có rất nhiều sinh vật khác nhau. Nếu không có hệ thống phân loại sinh vật sẽ rất khó để xác định vị trí của các loài sinh vật và khó khăn trong việc tìm kiếm chúng giữa các loài sinh vật khác.

Đáp án: C

Câu 7: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới

A. (1), (2), (3)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (2), (4)

D. (1), (3), (4)

Lời giải Việc phân loại thế giới sống không giúp ta thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn.

Đáp án: C

Câu 8: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?

(1) Đặc điểm tế bào

(2) Mức độ tổ chức cơ thể

(3) Môi trường sống

(4) Kiểu dinh dưỡng

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn

A. (1), (2), (3), (5)

B. (2), (3), (4), (5)

C. (1), (2), (3), (4)

C. (1), (3), (4), (5)

Lời giải Người ta không sử dụng vai trò trong tự nhiên và thực tiễn của động vật để phân loại sinh vật.

Đáp án: D

Câu 9: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới

B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới

C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài

D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới

Lời giải Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là loài và kết thúc bằng cấp lớn nhất là giới. Cụ thể là: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.

Đáp án: A

Câu 10: Tên phổ thông của các loài được hiểu là?

A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia

B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)

C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu

D. Tên loài + tên giống + (tên tác giả, năm công bố)

Lời giải Tên phổ thông của loài là loại tên thường dùng, tên thông dụng của loài đó được sử dụng ở trong danh mục tra cứu.

Đáp án: C

>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 26

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết KHTN lớp 6 bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật sách Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: KHTN 6 Cánh Diều, KHTN 6 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 09:31 17/01
    • Sư Tử
      Sư Tử

      😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 09:31 17/01
      • Mèo Ú
        Mèo Ú

        😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 09:31 17/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 6

        Xem thêm