Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 1

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Toán lớp 6 bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp bao gồm lý thuyết, bài tập trong nội dung chương trình học Toán 6 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải Toán 6 sách Chân trời sáng tạo.

A. Lý thuyết Toán 6 bài 1

1.1. Làm quen với tập hợp

- Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống

Ví dụ:

Em hãy viết vào vở

- Tên các đồ vật trên bàn Hình 1

- Tên các bạn trong tổ của em

- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12

Hướng dẫn giải

- Tên các đồ vật trên bàn ở hình 1: Thước thẳng, thước êke, cây bút, quyển vở.

- Tên các bạn trong tổ: các em tự viết các tên các bạn trong tổ.

- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12 là các số: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.

1.2. Các kí hiệu tập hợp

Người ta thường dùng các chữ in hoa A; B; C,….để kí hiệu tạp hợp, các chữ in thường a, b, c,…để kí hiệu phần tử của tập hợp

- Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;” (đối với trường hợp các phần tử là số). Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

- Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu là x ∈ A, đọc là “x thuộc A”. Phần tử y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là y ∉ A, đọc là y không thuộc A.

Ví dụ:

a) Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 6. Ta có: A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.

Ta cũng có thể viết A = {1; 5; 2; 4; 0; 3},…..

Mỗi số 0; 1; 2; 3; 4; 5 là một phần tử của tập hợp A. Số 8 không là phần tử của tập hợp A (8 không thuộc A)

Ta viết: 0 ∈ A; 1 ∈ A; …;5 ∈A; 8 ∉ A

b) Gọi B là tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “nhiên”

Ta có: B = {n, h, i, ê} hoặc B = {h; i; ê; n}; n ∈ B; i ∈ B; k ∉ B

1.3. Cách cho tập hợp

Có hai cách cho một tập hợp:

- Liệt kê các phần tử của tập hợp

- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

Ví dụ:

a) Viết tập hợp A các chữ cái có trong chữ “TRƯỜNG HỌC” bằng cách liệt kê các phần tử.

b) Viết tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10 bằng hai cách.

Hướng dẫn giải

a) A = {T, R, U, O, N, G, H, C}

b) Cách 1: B = {6; 7; 8; 9}

Cách 2: B = {x ∈ N | 5 < x < 10}

B. Bài tập Toán 6 bài 1

Câu 1: Gọi M là tập hợp các chữ cái Tiếng Việt có mặt trong từ "gia đình"

a) Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử

b) Các khẳng định sau đây đúng hay sai

a ∈ M

o ∈ M

b ∉ M

e ∈ M

Hướng dẫn giải

a) M = {g, i, a, đ, i, n, h}

b) a ∈ M => Đúng

o ∈ M => Sai

b ∉ M => Đúng

e ∈ M => Sai

Câu 2: Cho tập hợp E = {0; 2; 4;6; 8). Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.

b) Cho tập hợp P = {x | x là số tự nhiên và 10 < x < 20). Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê tất cả các phần tử.

Hướng dẫn giải

a) E = {x | x là số tự nhiên chẵn, và x ≤ 8}

b) P = {11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19}

Câu 3: Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15.

a) Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.

b) Kiểm tra xem trong những số 10; 13; 16; 19, số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A.

c) Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B theo hai cách

Hướng dẫn giải

a) A = {8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15}

b) 10 ∈ A; 13 ∈ A

16 ∉ A, 19 ∉ A

c) Cách 1: B = {8, 10, 12, 14}

Cách 2: B = { x | x là số tự nhiên chẵn, và 7 < x < 15}

Luyện tập Bài 1 Chương 1 Toán 6 CTST

Qua bài giảng này giúp các em nắm được các nội dung như sau:

- Biết khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.

- Biết một số đối tượng thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

- Viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu .

Bài tập tự luận về Tập hợp, Phần tử của tập hợp

Câu 1: Cho tập hợp A là các chữ cái trong cụm từ “Số học Toán 6”

a. Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A.

b. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông

o [ ] A; a [ ] A; b [ ] A

Câu 2: Cho tập hợp A = {10; 20;30;x; y; z}

a/ Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 1 phần tử.

b/ Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 2 phần tử.

c/ Tập hợp B = {x, y, z} có phải là tập hợp con của A không?

Câu 3: Cho tập hợp B = {x, y, z, t}. Hỏi tập hợp B có tất cả bao nhiêu tập hợp con?

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 2

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Trắc nghiệm Toán 6 CTST trên VnDoc để học tốt Toán 6 hơn. Ngoài ra các Đề thi học kì 1, Đề thi giữa kì 1 lớp 6 cũng là nguồn tài liệu phong phú và hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chanaries
    Chanaries

    😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 15:15 30/12
    • mineru
      mineru

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 15:15 30/12
      • Bé Gạo
        Bé Gạo

        🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

        Thích Phản hồi 15:15 30/12
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo

        Xem thêm