Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lý 6 bài 30: Tổng kết chương 2 - Nhiệt học

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 30: Tổng kết chương 2 - Nhiệt học được VnDoc tổng hợp và sưu tầm các kiến thức cơ bản cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 2 bài 30, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 30.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 30

I. Sự nở vì nhiệt

1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

3. Sự nở vì nhiệt của chất khí

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Chú ý:

+ Các chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

+ Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.

+ Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại. Người ta ứng dụng tính chất này để đóng – ngắt tự động cho mạch điện.

II. Nhiệt kế - Thang nhiệt độ

- Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.

- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế đổi màu…

- Có ba loại thang nhiệt độ: Xenxiut, Farenhai và Kenvin

+ Thang nhiệt độ Xenxiut là thang đo nhiệt độ bằng độ C (kí hiệu là oC), ở thang này nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, nhiệt độ của nước đang sôi là 100oC, nhiệt độ thấp hơn 0oC gọi là nhiệt độ âm.

+ Thang nhiệt độ Farenhai là thang đo nhiệt độ bằng độ F (kí hiệu là oF), ở thang này nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF, nhiệt độ của nước đang sôi là 212oF.

+ Thang nhiệt độ Kenvin là thang đo nhiệt độ bằng độ K (gọi là nhiệt độ tuyệt đối), ở thang này nhiệt độ của nước đá đang tan là 273K.

Chú ý: Cách đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ này sang thang nhiệt độ khác

- Từ thang nhiệt độ Xenxiut sang thang nhiệt độ Farenhai:

toC = 32oF + (t.1,8)oF

- Từ thang nhiệt độ Farenhai sang thang nhiệt độ Xenxiut:

toF = \left(\frac{t-32}{1,8}\right)\(\left(\frac{t-32}{1,8}\right)\)oC

- Từ thang nhiệt độ Xenxiut sang thang nhiệt độ Kenvin:

toC = (t+273)oK

- Từ thang nhiệt độ Kenvin sang thang nhiệt độ Xenxiut:

ToK = (T - 273)oC

III. Sự nóng chảy và sự đông đặc

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

Chú ý: Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy thì thể tích tăng, khi đông đặc thì thể tích giảm nhưng riêng có đồng, gang, nước… lại tăng thể tích khi đông đặc.

IV. Sự bay hơi và sự ngưng tụ

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Chú ý: Chất lỏng bay hơi ở mọi nhiệt độ nhưng với mức độ khác nhau. Sự bay hơi (khi chưa sôi) chỉ xảy ra ở trên bề mặt của chất lỏng.

V. Sự sôi

- Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, chất lỏng vừa bay hơi tạo ra các bọt khí ở trong lòng nó vừa bay hơi trên mặt thoáng.

- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi

- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Chú ý: Sự bay hơi khi sôi xảy ra trong toàn khối chất lỏng.

B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 30

Câu 1: Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào đúng?

A. Rắn-khí-lỏng

B. Lỏng-rắn-khí

C. Rắn-lỏng-khí

D. Lỏng-khí-rắn

Câu 2: Nhiệt kế nào trong các nhiệt kế sau đây có thể đo được nhiệt độ của hơi nước đang sôi?

A. Nhiệt kế rượu

B. Nhiệt kế y tế

C. Nhiệt kế thủy ngân

D. Cả 3 không dùng được

Câu 3: Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là

A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

D. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

Câu 4: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên?

A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn

C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.

D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

Câu 5: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là

A. 100oC

B. 42oC

C. 37oC

D. 20oC

Câu 6: Câu phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.

B. Nhiệt kế thủy ngân thường dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.

C. Nhiệt kế kim loại thường dùng để đo nhiệt độ của bàn là đang nóng

D. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.

Câu 7: Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, kết luận không đúng là

A. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 0oC

B. Nhiệt độ nước đang sôi là 100oC

C. Nhiệt độ thủy ngân đang sôi là 100oC

D. Nhiệt độ rượu đang sôi là 80oC

Câu 8: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng riêng của vật tăng.

B. Thể tích của vật tăng.

C. Khối lượng của vật tăng.

D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng

Câu 9: Một quả cầu bằng sắt được nối bằng một sợi dây kim loại, đầu còn lại của sợi dây gắn với một cán cầm cách nhiệt; một vòng khuyên bằng sắt được gắn với một cán cầm cách nhiệt. Thả quả cầu qua vòng khuyên, khi quả cầu chưa được nung nóng, thì quả cầu lọt khít qua vòng khuyên. Câu kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Khi quả cầu được nung nóng, thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.

B. Khi quả cầu đang nóng được làm lạnh, thì quả cầu thả lọt qua vòng khuyên.

C. Khi nung nóng vòng khuyên thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.

D. Khi làm lạnh vòng khuyên, thì quả cầu không thả lọt qua vành khuyên.

Câu 10: Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.

B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.

C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.

D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

D

A

B

B

C

B

C

C

----------------------------------------

Với nội dung bài Vật lý 6 bài 30: Tổng kết chương 2 - Nhiệt học các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và công thức tính của sự sôi, sự ngưng tụ và đông đặc của chương nhiệt học...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 30: Tổng kết chương 2 - Nhiệt học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 6

    Xem thêm