Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lý 6 bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) tổng hợp các kiến thức cơ bản cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 2 bài 25, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 25.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A Lý thuyết Vật lý 6 bài 25

1. Sự đông đặc là gì?

Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Ví dụ:

 Sự nóng chảy và sự đông đặc

2. Đặc điểm của sự đông đặc

- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.

- Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

- Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

3. Mối liên hệ giữa quá trình đông đặc và quá trình nóng chảy

Sự nóng chảy và sự đông đặc là hai quá trình ngược nhau.

 Sự nóng chảy và sự đông đặc

4. Lưu ý

- Cũng có một số chất trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật vẫn thay đổi.

- Đối với cùng một vật, nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy, gọi chung là nhiệt độ nóng chảy.

- Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy thì thể tích tăng, hay khi đông đặc thì thể tích giảm. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt như: đồng, gang hay nước thì khi đông đặc thể tích của chúng lại tăng.

- Các chất khi nóng chảy hay đông đặc mà gặp vật cản cũng gây ra một lực rất lớn.

B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 25

Câu 1: Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó...

A. Không thay đổi

B. Mới đầu tăng, sau giảm

C. Không ngừng tăng

D. Không ngừng giảm

Câu 2: Khi đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần, khi tới 80oC nhiệt độ của băng phiến ngừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Hỏi lúc đó băng phiến tồn tại ở thể nào?

A. Chỉ có ở thể hơi

B. Chỉ có ở thể rắn

C. Chỉ có ở thể lỏng

D. Chỉ có ở thể  rắn và lỏng

Câu 3: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc

B. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc

C. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc

Câu 4: Câu phát biểu nào sau đây là sai?

A. Quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc là hai quá trình ngược nhau

B. Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó

C. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc), nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi.

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 5: Nhiệt độ đông đặc của rượu là -117oC, của thủy ngân là -38,83oC. Ở những nước lạnh người ta dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế thủy ngân? Vì sao?

A. Dùng nhiệt kế thủy ngân, vì nhiệt kế thủy ngân rất chính xác

B. Dùng nhiệt kế thủy ngân, vì nhiệt độ đông đặc của thủy ngân cao hơn nhiệt độ đông đặc của rượu

C. Dùng nhiệt kế thủy ngân, vì ở âm vài chục độ C rượu bay hơi hết

D. Dùng nhiệt kế rượu, vì nhiệt kế rượu có thể đo nhiệt độ môi trường -50oC

Câu 6: Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do

A. Tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống.

B. Thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống.

C. Trời lạnh làm đường ống bị cứng giòn và rạn nứt.

D. Các phương án đưa ra đều sai.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?

A. Các chất khác nhau sẽ nóng chảy (hay đông đặc) ở nhiệt độ khác nhau.

B. Đối với một chất nhất định, nếu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì sẽ đông đặc ở nhiệt độ ấy.

C. Nhiệt độ của vật sẽ tăng dần trong quá trình nóng chảy và giảm dần trong quá trình đông đặc.

D. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ nhất định.

Câu 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?

A. Tuyết rơi

B. Đúc tượng đồng

C. Làm đá trong tủ lạnh

D. Rèn thép trong lò rèn

Câu 9: Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiện tượng đông đặc?

A. Thổi tắt ngọn nến

B. Ăn kem

C. Rán mỡ

D. Ngọn đèn dầu đang cháy

Câu 10: Chất nào trong các chất sau đây khi đông đặc thể tích không tăng?

A. Nước

B. Chì

C. Đồng

D. Gang

Câu 11: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc?

A. Ngọn nến vừa tắt

B. Ngọn nến đang cháy

C. Cục nước đá lấy ra khỏi tủ lạnh

D. Ngọn đèn dầu đang cháy

Câu 12: Trong trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?

A. Sương đọng trên lá cây

B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng

C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài

D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước

Câu 13: Sự nóng chảy là

A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí

B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

D. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng

Câu 14: Sự đông đặc là

A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí

B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

D. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng

Câu 15: Chọn phát biểu đúng khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?

A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là như nhau

B. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật luôn thay đổi

C. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định

D. Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự giảm thể tích

Câu 16: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước

B. Đốt một ngọn nến

C. Đốt một ngọn đèn dầu

D. Đúc một cái chuông đồng

Câu 17: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

D

D

D

B

C

D

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

D

C

C

C

C

D

----------------------------------------

Với nội dung bài Vật lý 6 bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của sự đông đặc và nóng chảy...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo). Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
17 2.484
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Vật lí 6

    Xem thêm