Vật lý 6 bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 29: Sự sôi (tiếp theo) gồm các kiến thức cơ bản cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 2 bài 29, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 29.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Sự sôi
A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 29
1. Các đặc điểm của sự sôi
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
2. Lưu ý
Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng chất lỏng. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.
3. Ứng dụng
Nồi áp suất là một chiếc nồi kín nên khi đun nước trong nồi áp suất, nhiệt độ sôi có thể lên đến khoảng 120oC. Do nhiệt độ sôi trong nồi áp suất cao hơn so với các nồi thông thường khác nên thực phẩm nấu trong nồi áp suất sẽ mau chín và nhừ hơn.
Khi nước sôi, hơi nước sinh ra có thể tạo ra những lực đẩy khá lớn. Một số chiếc ấm đun nước trong gia đình hiện nay thường có gắn một chiếc còi ở miệng hoặc nắp ấm. Khi nước sôi, hơi nước đi vào còi khiến còi phát ra âm thanh, báo hiệu nước đã sôi.
B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 29
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về sự sôi?
A. Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.
B. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi
C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước tăng dần
D. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng
A. Nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước
B. Nhiệt độ sôi của thủy ngân thấp hơn nhiệt độ sôi của nước
C. Vì nhiệt kế thuỷ ngân dùng tốt hơn nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế
D. Vì nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân thấp, khoảng -39oC
A. Nhiệt độ nước đang sôi là 100oC
B. Nhiệt độ thủy ngân đang sôi là 357oC
C. Nhiệt độ đồng đang sôi là 2580oC
D. Nhiệt độ rượu đang sôi là 20oC
A. Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau
B. Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.
C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi
D. Nhiệt độ sôi của nước là lớn nhất trong các chất lỏng
A. Ngưng tụ
B. Hòa tan
C. Bay hơi
D. Kết tinh
A. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng giảm.
B. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng cao.
C. Nhiệt độ sôi không phụ thuộc vào độ cao.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
A. Áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.
B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C. Gió.
D. Khối lượng chất lỏng.
Ở nhiệt độ sôi thì ...
A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.
B. Các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi đến mặt thoáng chất lỏng thì vỡ tung.
C. Nước reo.
D. Các bọt khí nổi dần lên.
A. Tăng dần lên
B. Giảm dần đi
C. Khi tăng khi giảm
D. Không thay đổi
A. Không đổi trong suốt thời gian sôi.
B. Luôn thay đổi trong suốt thời gian sôi.
C. Luôn tăng trong thời gian sôi.
D. Luôn giảm trong thời gian sôi.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | D | D | C | A | A | B | D | A |
----------------------------------------
Với nội dung bài Vật lý 6 bài 29: Sự sôi (tiếp theo) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của sự sôi...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 29: Sự sôi (tiếp theo). Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.