Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lý 6 bài 15: Đòn bẩy

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 15: Đòn bẩy tổng hợp các kiến thức cơ bản cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 15, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 15

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 15

1. Đòn bẩy là gì?

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 15

2. Tác dụng của đòn bẩy

- Dùng đòn bẩy có thể làm giảm hay làm tăng lực tác dụng lên vật.

- Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 và ngược lại. Vậy:

+ Muốn lợi về lực thì ta cần đặt điểm tựa O gần với đầu O1.

Ví dụ: Khi nâng một vật bằng một lực nhỏ hơn trọng lượng P của nó. Khi đó ta được lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi.

+ Muốn lợi về đường đi thì ta cần đặt điểm tựa O gần với đầu O2, khi đó cho ta lợi về đường đi nhưng lại thiệt về lực.

3. Một số hiện tượng thực tế

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 15

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 15

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 15

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 15

B. Phương pháp giải

1. Cách xác định điểm tựa O, điểm O1 và điểm O2 của đòn bẩy

- Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy có thể quay quanh nó.

- Đòn bẩy có hai đầu, đầu nào có vật tác dụng lên nó thì đầu đó có điểm O1. Còn đầu kia tay ta cầm để tác dụng lực lên đòn bẩy là có điểm O2.

Ví dụ 1: Khi chèo thuyền, điểm tựa là chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ nước đẩy vào mái chèo, điểm tác dụng của lực F2 là chỗ tay cầm mái chèo.

Ví dụ 2: Khi vận chuyển vật liệu bằng xe cút kít, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm, điểm tác dụng lực F2 là chỗ tay cầm xe cút kít.

2. Cách nhận biết dùng đòn bẩy khi nào được lợi về lực và khi nào được lợi về đường đi

- Xác định vị trí của điểm tựa O.

- Xác định điểm O1.

- Xác định điểm O2.

- So sánh khoảng cách OO2 với OO1. Nếu:

+ OO2 > OO1 thì F2 < F1: Đòn bẩy cho lợi về lực.

+ OO2 < OO1 thì F2 > F1: Đòn bẩy cho lợi về đường đi.

C. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 15

Câu 1: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật

B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật

C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.

D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Câu 2: Chọn từ thích hợp để điền vào chồ trống của câu sau: Muốn lực nâng vật (1) ............ trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng (2).......... khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

A. (1) Nhỏ hơn        (2) Lớn hơn

B. (1) Nhỏ hơn        (2) nhỏ hơn

C. (1) Lớn hơn        (2) Lớn hơn

D. (1) Lớn hơn        (2) nhỏ hơn

Câu 3: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?

A.  Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1.

B. Khi OO2 = OO1 thì F1 = F2.

C. Khi OO2>OO1 thì F2< F

D.  Khi OO2 > OO1 thì F1 < F2.

Câu 4: Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cầu trượt.

B. Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.

C. Bánh xe ở đỉnh cột cờ.

D. Cây bấm giấy.

Câu 5: Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì  phải dùng đòn bẩy có

A.  O2O = O1O

B. O2O > 4O1O

C. O1O > 4O2O .

D. 4O1O > O2O > 2O1O .
Câu 6: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cân Rô-béc-van.

B. Cân đồng hồ.

C. Cân đòn.

D. Cân tạ.

Câu 7: Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cái búa nhổ đinh.

B. Cái cần kéo nước từ dưới giếng lên.

C. Cái mở nút chai.

D. Dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng để kéo cờ lên và hạ cờ xuống.

Câu 8: Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20kg, thùng thứ hai nặng 30kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

A.  OO1 = 90cm, OO2 = 90cm.

B.  OO1 = 90cm, OO2 = 60cm.

C. OO1 = 60cm, OO2 = 90cm.

D. OO1 = 60cm, OO= 120cm.

Câu 9: Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi

A. Khoảng cách OO1=OO2

B. Khoảng cách OO1>OO2

C. Khoảng cách OO< OO2

D. Tất cả đều sai

Câu 10: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào không thể coi là 1 đòn bẩy?

A. Cái kim

B. Cái cầu thang gác

C. Cái cân đòn

D. Cái kéo

Câu 11: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

A. Đòn bẩy.

B. Mặt phẳng nghiêng.

C. Ròng rọc cố định.

D. Ròng rọc động.

Câu 12: Dụng cụ nào sau đây không phải một ứng dụng của đòn bẩy khi sử dụng nó

A. Cái kéo

B. Cái búa đinh nhỏ

C. Cái cưa

D. Cái cắt móng tay

Câu 13: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng

A. Ròng rọc cố định

B. Mặt phẳng nghiêng

C. Đòn bảy

D. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy

Câu 14: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khoảng cách OO1 > OO2

B. Khoảng cách OO1 = OO2

C. Khoảng cách OO1 < OO2

D. Khoảng cách OO1 = 2OO2

Câu 15: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

A. Cái cầu thang gác

B. Mái chèo

C. Thùng đựng nước

D. Quyển sách nằm trên bàn

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

C

D

B

B

D

B

C

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

C

C

C

B

----------------------------------------

Với nội dung bài Vật lý 6 bài 15: Đòn bẩy các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò, công thức tính của đòn bẩy....

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 15: Đòn bẩy. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 6

    Xem thêm