Vật lý 6 bài 28: Sự sôi

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 28: Sự sôi tổng hợp các kiến thức cơ bản cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 2 bài 28, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 28.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A Lý thuyết Vật lý 6 bài 28

1. Sự sôi là gì?

Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, chất lỏng vừa bay hơi tạo ra các bọt khí ở trong lòng nó vừa bay hơi trên mặt thoáng.

Ví dụ:

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 28

2. Phân biệt sự sôi và sự bay hơi

Căn cứ vào định nghĩa và các đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi để phân biệt.

Lưu ý:

Ta có thể nói, sự sôi là sự bay hơi vì sự sôi cũng là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Nhưng không thể nói sự bay hơi là sự sôi vì sự bay hơi chỉ xảy ra ở trên mặt thoáng còn sự sôi thì lại xảy ra trên mặt thoáng và ngay cả trong lòng chất lỏng.

B. Phương pháp giải Sự sôi

Cách xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, chất và trạng thái của chất đó qua đồ thị

Căn cứ vào đồ thị: Nếu đồ thị có hai đoạn nằm ngang ứng với hai nhiệt độ khác nhau thì ứng với giá trị nhiệt độ thấp là nhiệt độ nóng chảy và ứng với giá trị nhiệt độ cao hơn là nhiệt độ sôi.

- Tra bảng nhiệt độ nóng chảy hay bảng nhiệt độ sôi của một số chất ta sẽ suy ra được chất đó là chất gì.

- Đường biểu diễn ở dưới nhiệt độ nóng chảy, chất ở trạng thái rắn.

- Đường biểu diễn nằm ngang ứng với nhiệt độ nóng chảy, chất ở trạng thái vừa rắn vừa lỏng.

- Đường biểu diễn ở trên nhiệt độ nóng chảy và dưới nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái lỏng.

- Đường biểu diễn nằm ngang ứng với nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái vừa lỏng vừa hơi.

- Đường biểu diễn nằm trên nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái hơi.

C. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 28

Câu 1:  Những đặc điểm nào sau đây là của sự sôi?

1. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng

2. Xảy ra ở nhiệt độ xác định của chất lỏng

3. Xảy ra ở trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng

4. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng

A. 1 và 4

B. 2

C. 2 và 3

D. 2 và 4

Câu 2: Nước sôi ở nhiệt độ nào?

A. 100oC

B. 1000o​C

C. 99o​C

D. 0o​C

Câu 3: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?

A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng

B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.

C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Câu 4: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

A. Tăng dần

B. Không thay đổi.

C. Giảm dần

D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm

Câu 5: Sự nóng chảy, sự đông đặc, và  sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?

A. Nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định

B. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ không xác định

C. Nhiệt độ giảm dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định

D. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định

Câu 6: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?

A. Ở cùng một điều kiện, các chất lỏng khác nhau thì sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

B. Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

C. Ở điều kiện xác định, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.

D. Áp suất trên mặt thoáng thay đổi thì nhiệt độ sôi của một chất lỏng cũng thay đổi.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng.

B. Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Bình thường, nước sôi ở nhiệt độ 100oC.

D. Ở nhiệt độ sôi, nước bay hơi ở cả trong lòng chất lỏng

Câu 8: Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc vào

A. Khối lượng chất lỏng.

B. Thể tích chất lỏng.

C. Áp suất trên mặt thoáng chất lỏng.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng.

Câu 9: Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là?

A. 00C và 1000C.

B. 00C và 370c.

C. -1000C và 1000C.

D. 370C và 1000C.

Câu 10: Hãy chọn nhận xét đúng nhất về nhiệt độ sôi.

Ở nhiệt độ sôi thì

A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.

B. Nước reo.

C. Các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi đến mặt thoáng chất lỏng thì vỡ tung.

D. Các bọt khí nổi lên dần.

Câu 11: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của sự sôi

A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ các định đối với mọi chất lỏng

B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi

C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi

D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng

Câu 12: Sự sôi có đặc điểm nào

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào

B. Nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi

C. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng

D. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

Câu 13: Những đặc điểm nào sau đây là của sự sôi?

1.Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng

2.Xảy ra ở nhiệt độ xác định của chất lỏng

3.Xảy ra ở trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng

4.Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng

A. 1 và 4

B. 2

C. 2 và 3

D. 2 và 4

Câu 14: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về sự sôi?

A. Nước sôi ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước

B. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi

C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước tăng dần

D. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng

Câu 15: Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân:

A. Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước

B. Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân thấp hơn nhiệt độ sôi của nước

C. Vì nhiệt kế thuỷ ngân dùng tốt hơn nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế

D. Vì nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân thấp, khoảng -390C

Câu 16: Chọn phát biểu không đúng về nhiệt độ sôi?

A. Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau

B. Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.

C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi

D. Nhiệt độ sôi của nước là lớn nhất trong các chất lỏng

Câu 17: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Trong suốt thời gian sôi, nước vừa ... vào các bọt khí vừa ... trên mặt thoáng.

A. Ngưng tụ

B. Hòa tan

C. Bay hơi

D. Kết tinh

Câu 18: Nước chỉ bắt đầu sôi khi:

A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy hình

B. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng

C. Các bọt khí từ đấy bình nổi lên

D. Các bọt khí càng nổi lên càng to ra

Câu 19: Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc

A. Khối lượng của chất lỏng

B. Thể thích của chất lỏng

C. Khối lượng riêng của chất lỏng

D. Áp suất không khí trên mặt thoáng chất lỏng

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

C

B

A

B

B

C

A

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

B

C

C

A

D

C

B

D

----------------------------------------

Với nội dung bài Vật lý 6 bài 28: Sự sôi các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò và công thức tính sự sôi...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 28: Sự sôi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
16 4.167
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Vật lí 6

    Xem thêm