Vật lý 6 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt tổng hợp các kiến thức cơ bản cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 2 bài 21, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 21.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 21
1. Sự nở vì nhiệt của các chất
Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
Ví dụ 1:
- Dùng bông tẩm cồn đốt nóng thanh thép đã được lắp trên giá và chặn chốt ngang. Sau khi thanh thép đốt nóng, thép nở ra bẽ gãy chốt ngang.
- Thanh thép nở dài ra khi nóng lên.
- Hiện tượng xảy ra chứng tỏ khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể sinh ra một lực rất lớn.
Ví dụ 2:
Lắp chốt ngang sang bên phải gờ chặn, dùng khăn lạnh làm nguội thanh thép.
=> Chốt ngang cũng bị bẻ gãy
2. Một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt của các chất
Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Ứng dụng để chế tạo băng kép (khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều bị cong lại), đó là thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi.
Trong kĩ thuật chế tạo và lắp đặt máy móc hoặc xây dựng công trình, người ta phải tính toán để khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt sao cho các vật rắn không bị cong hoặc nứt, gãy khi nhiệt độ thay đổi. Ví dụ : Đoạn nối các thanh ray xe lửa phải có khe hở, trên các công trình cầu, các ống kim loại dẫn hơi nước phải có đoạn uốn cong ...
B. Phương pháp giải
- Dựa vào tính dãn nở vì nhiệt của các chất, khi có vật cản sẽ tạo ra một lực rất lớn và đặc điểm của chúng để giải thích về cấu tạo các dụng cụ phục vụ trong đời sống và trong kĩ thuật, hay các hiện tượng trong thực tế.
- Dựa vào tính dãn nở khác nhau của các chất rắn khác nhau để giải thích sự hoạt động của băng kép khi thay đổi nhiệt độ.
- Dựa vào tính dãn nở khác nhau của các chất lỏng khác nhau để giải thích nên sử dụng chất lỏng nào ở trong nhiệt kế.
C. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 21
Câu 1: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ... thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.
A. Ngăn cản
B. Khác nhau nhiều
C. Khác nhau ít
D. Lực tác dụng
A. Cốc A dễ vỡ nhất
B. Cốc B dễ vỡ nhất
C. Cốc C dễ vỡ nhất
D. Không có cốc nào dễ vỡ
A. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt ít hơn thanh thép.
B. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
C. Cong về phía thanh đồng vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
D. Cong về phía thanh thép vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
A. Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự giãn nở giữa các viên gạch
B. Vì lát như thế là rất lợi gạch.
C. Vì lát như thế mới hợp với mỹ quan thành phố
D. Các phương án đưa ra đều đúng.
A. Không có mối quan hệ gì giữa độ bền của cốc và độ dày của thủy tinh làm cốc.
B. Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài của cốc xảy ra gần như cùng một lúc.
C. Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ giãn nở vì nhiệt như nhau
D. Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn.
A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.
B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ giãn nở.
D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.
A. Băng kép được cấu tạo từ hai thanh kim loại có bản chất khác nhau.
B. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh đồng.
C. Băng kép được cấu tạo từ một thanh nhôm và một thanh đồng.
D. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh nhôm.
A. Cong về phía sắt
B. Cong về phía đồng
C. Không bị cong
D. Đáp án A, B và C đều sai
A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên.
B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi.
C. Các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.
A. Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên.
B. Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên.
C. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
Câu 11: Lí do chủ yếu nào khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?
A. Để tiết kiệm đinh
B. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ
C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 12: Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản
A. Có thể gây ra những lực rất lớn
B. Có thể gây ra những lực rất nhỏ
C. Không gây ra lực
D. Cả 3 kết luận trên đều sai
Câu 13: Ba bình cầu có cùng dung tích, nút có cắm các ống thủy tinh đường kính trong bằng nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng đầy dầu hỏa. Tăng nhiệt độ 3 bình đến 80 độ C. Bình nào có mực chất lỏng trong ống thủy tinh dâng lên cao nhất, biết ban đầu nhiệt độ các bình là 20 độ C và mực chất lỏng giữa các bình là bằng nhau.
A. Bình đựng nước
B. Bình đựng dầu hỏa
C. Bình đựng rượu
D. Ba bình đều bằng nhau
Câu 14: Chọn phát biểu đúng?
A. Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản không gây ra lực
B. Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản gây ra các lực có cường độ rất nhỏ
C. Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn
D. Sự co dãn vì nhiệt khi không bị ngăn cản gây ra những lực rất lớn
Câu 15: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng
A. làm cốt cho các trụ bê tông
B. làm giá đỡ
C. trong việc đóng ngắt mạch điện
D. làm các dây điện thoại
Câu 16: Chọn phát biểu đúng?
A. Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản không gây ra lực
B. Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản gây ra các lực có cường độ rất nhỏ
C. Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn
D. Sự co dãn vì nhiệt khi không bị ngăn cản gây ra những lực rất lớn
Câu 17: Các ống dẫn dầu, dẫn hơi ga, hơi nóng... thỉnh thoảng người ta bố trí vài đoạn cong có tác dụng:
A. Thuận lợi khi lắp đặt các thiết bị
B. Làm giảm dòng chảy của dầu, khí
C. Đảm bảo đường ống do co dãn vì nhiệt
D. Tăng chiều dài của ống để chứa nhiều dầu
Câu 18: Vật nào dưới đây có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt?
A. Nhiệt kế kim loại
B. Băng kép
C. Quả bóng bàn
D. Khí cầu dùng không khí nóng
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | A | B | A | B | C | A | A | C | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | A | C | C | C | C | C | C |
----------------------------------------
Với nội dung bài Vật lý 6 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của một số ứng dụng sự nở vì nhiệt vào đời sống và học tập...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.