Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lý 6 bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực tổng hợp các kiến thức cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 8, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 8

1. Trọng lực là gì?

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 8

- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.

2. Những đặc điểm của trọng lực

Trọng lực có:

- Phương thẳng đứng.

- Chiều hướng từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái Đất).

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 8

Quả táo rơi từ trên cây xuống. Dưới tác dụng của trọng lực, quả táo rơi theo phương thẳng đứng, hướng xuống dưới

3. Đơn vị của trọng lực và trọng lượng của vật

- Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị của trọng lực (đơn vị của lực) là Niu tơn, ký hiệu là N.

- Trọng lượng (ký hiệu là P) của vật được gọi là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó.

- Quả cân có khối lượng 100g (0,1 kg) thì trọng lượng của nó là 1N. Vậy trọng lực tác dụng lên quả cân khối lượng 100g có cường độ 1N hay trọng lượng của quả cân đó là 1N.

Lưu ý:

+ Trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của nó trên Trái Đất. Nên thực ra quả cân có khối lượng 100g thì trọng lượng của nó là gần bằng 1N chứ không phải chính xác bằng 1N.

+ Càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm, vì khi đó lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật giảm. Khi một người đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng thì trọng lượng của người đó giảm đi 6 lần.

Hình ảnh con người trong môi trường không trọng lực:

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 8

B. Phương pháp giải bài tập Vật lý 6 bài 8

Cách xác định phương và chiều của trọng lực

Giả sử có một quả cân, ta có thể xác định phương và chiều của trọng lực tác dụng lên quả cân đó theo hai cách như sau:

Cách 1: Treo quả cân lên một sợi dây mềm (dây dọi), ta có phương của trọng lực trùng với phương của dây dọi (chính là phương thẳng đứng). Hai lực tác dụng lên vật khi đó là trọng lực và lực kéo của sợi dây. Hai lực đó cân bằng nhau, lực kéo có chiều từ dưới lên nên trọng lực có chiều từ trên xuống hướng về phía Trái Đất.

Cách 2: Thả quả cân ở một độ cao nào đó, ta thấy quả cân rơi từ trên xuống theo phương thẳng đứng. Khi đó quả cân chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Vậy trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống hướng về phía Trái Đất.

C. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 8

Câu 1: Một bóng đèn được trei trên cây cột điện giữ nguyên vị trí vì:

A. Chịu lực giữ của sợi dây

B. Chịu lực hút của Trái đất

C. Không chịu lực nào tác dụng

D. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực hút của Trái đất và lực giữ của sợi dây

Câu 2: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động

A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân

B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang

C. Một vật được thả thì rơi xuống

D. Một vật được ném thì bay lên cao

Câu 3: Lực nào sau đây không phải trọng lực

A. Lực làm cho nước mưa rơi xuống

B. Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra

C. Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay khi cầm

D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt

Câu 4: Trọng lượng một vật 40g là:

A. 400N

B. 4N

C. 0,4N

D. 40N

Câu 5: Hãy chọn câu lập luận đúng trong các câu dưới đây:

A. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay xuống Trái Đất.

B. Một con tàu vũ tru bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút.Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ bị lơ lửng trong con tàu.

C. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực hút này bi cân bằng bởi lực đẩy của động cơ.

D. Mặt trăng luôn luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng không bị rơi vào Trái Đất, vì lực hút có tác dụng làm Mặt Trăng quay tròn quanh Trái Đất.

Câu 6: Số liệu nào dưới đây phù hợp với một học sinh THCS?

A. Khối lượng 400g

B. Trọng lượng 400N

C. Chiều cao 400mm

D. Vòng ngực 400cm

Câu 7: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?

A. Trái Đất

B. Mặt trăng

C. Mặt trời

D. Hòn đá trên mặt đất

Câu 8: Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?

A. Chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới

B. Chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên

C. Nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.

D. Nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.

Câu 9: Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì:

A. Tập giấy có khối lượng lớn hơn

B. Quả cân có trọng lượng lớn hơn

C. Quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau

D. Quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau

Câu 10: Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

A. Khối đồng.

B. Khối sắt.

C. Khối nhôm.

D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.

Câu 11: Cho 3 đại lượng: khối lượng, trọng lượng, trọng lực. Niu tơn (N) là đơn vị đo của đại lượng nào?

A. Khối lượng.

B. Trọng lượng.

C. Trọng lực.

D. Đáp án B và C đúng

Câu 12: Lực nào sau đây không thể là trọng lực?

A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi.

B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.

C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.

D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.

Câu 13: Một cái cốc có khối lượng bằng 200g đặt nằm cân bằng trên bàn. Lực tác dụng của mặt bàn vào cốc nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 2N.

B. 20N.

C. 0,2N.

D. 200N.

Câu 14: Nếu so sánh một quả cân 1kg và một tập giấy 1kg thì:

A. Tập giấy có khối lượng lớn hơn

B. Quả cân có trọng lượng lớn hơn

C. Quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau

D. Quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau

Câu 15: Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây (lực căng dây). Hai lực này có đặc điểm:

A. Là hai lực cân bằng

B. Trọng lực lớn hơn lực căng dây

C. Lực căng dây lớn hơn trọng lực

D. Cùng phương, cùng chiều nhau

Đáp án

1. D2. C3. D4. C5. D6. B7. D8. C
9. C10. D11. D12. D13. A14. C15. A

----------------------------------------

Với nội dung bài Vật lý 6 bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm của trọng lực, đon vị tính của lực..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 6

    Xem thêm