Vật lý 6 bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ tổng hợp các kiến thức cơ bản cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 2 bài 22, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 22.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ
A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 22
1. Nhiệt kế là gì?
- Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
- Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế. Mỗi nhiệt kế đều có giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất và công dụng riêng của nó.
Lưu ý: Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế như: Nhiệt kế kim loại (hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép), nhiệt kế đổi màu (dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ, thường dùng trong y tế) và nhiệt kế hiện số.
2. Thang nhiệt độ
Tùy theo những quy ước khác nhau mà có nhiều thang nhiệt độ khác nhau:
- Thang nhiệt độ Xenxiut, đơn vị là oC, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC.
- Thang nhiệt độ Farenhai, đơn vị là oF, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 1,8oF trong thang nhiệt độ Farenhai.
- Thang nhiệt độ Kenvin, đơn vị là oK, quy ước là nhiệt độ 0oC tương ứng với 273oK và 100oC tương ứng với 373oK. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 274oK trong thang nhiệt độ Kenvin.
3. Cách chia độ trên nhiệt kế
Cách chia độ trên nhiệt kế có thang nhiệt độ Xenxiut: Ông Celeius quy định nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC và hơi nước đang sôi là 100oC. Ông dùng nhiệt kế thủy ngân, nhúng nhiệt kế vào nước đá đang tan, đánh dấu mực thủy ngân lúc đó và ghi 0oC, rồi nhúng nhiệt kế vào hơi nước đang sôi, đánh dấu mực thủy ngân lúc đó và ghi 100oC. Sau đó ông chia khoảng cách từ 0oC đến 100oC thành 100 phần bằng nhau, ứng với mỗi phần là 1oC.
B. Phương pháp giải
Cách đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ này sang thang nhiệt độ khác
- Từ thang nhiệt độ Xenxiut sang thang nhiệt độ Farenhai:
toC = 32oF + (t.1,8)oF
- Từ thang nhiệt độ Farenhai sang thang nhiệt độ Xenxiut:
- Từ thang nhiệt độ Xenxiut sang thang nhiệt độ Kenvin:
toC = (t+273)oK
- Từ thang nhiệt độ Kenvin sang thang nhiệt độ Xenxiut:
ToK = (T - 273)oC
C. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 22
Câu 1: Có nhiệt kế rượu hoặc thủy ngân, nhưng vì sao không có nhiệt kế nước?
A. Rượu hay thủy ngân co dãn vì nhiệt đều.
B. Nước co dãn vì nhiệt không đều.
C. Nước không đo được nhiệt độ âm.
D. Tất cả các phương án trên
A. 42oC
B. 35oC
C. 37oC
D. 39,5oC
A. Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm
B. Đo nhiệt độ cơ thể người
C. Đo nhiệt độ không khí
D. Đo các nhiệt độ âm
A. Nhiệt kế thủy ngân
B. Nhiệt kế ý tế
C. Nhiệt kế điện tử
D. Nhiệt kế rượu
A. Nhiệt kế rượu
B. Nhiệt kế thủy ngân
C. Nhiệt kế y tế
D. Cả 3 loại nhiệt kế
A. 37oF
B. 66,6oF
C. 310oF
D. 98,6oF
A. 20oF
B. 100oF
C. 68oF
D. 261oF
A. 32oF
B. 100oF
C. 212oF
D. 0oF
A. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
C. Nhiệt kế rượu.
D. Nhiệt kế thủy ngân
A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4oC
B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4oC
C. Thể rắn, nhiệt độ bằng 0oC
D. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100oC
Câu 11: Nhiệt kế thường dung hoạt động dựa trên
A. Hiện tượng bay hơi
B. Hiện tượng biến dạng khi chịu tác dụng lực
C. Hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất
D. Cả ba hiện tượng trên đều không phải
Câu 12: Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mức rượu trong ống nhiệt kế tăng vì:
A. ống nhiệt kế nở dài ra
B. Ống nhiệt kế co ngắn lại
C. Cả ống nhiệt kế và rượu đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn
D. Cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở ra nhiều hơn
Câu 13: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37°C. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?
A. 37°F
B. 66,6°F
C. 310°F
D. 98,6°F
Câu 14: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Nhiệt kế thủy ngân
B. Nhiệt kế rượu
C. Nhiệt kế y tế
D. Cả ba nhiệt kế trên
Câu 15: Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì
A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. nhiệt độ nóng chảy thấp.
C. nhiệt độ đông đặc cao.
D. tất cả các câu trên đều sai.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.
C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.
D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
Câu 17: Quan sát các nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu thấy ở phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng
A. chứa lượng thủy ngân hoặc rượu khi dâng lên.
B. chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên.
C. phình ra cho cân đối nhiệt kế.
D. nhìn nhiệt kế đẹp hơn.
Câu 18: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng:
A. Dãn nở vì nhiệt của các chất
B. Nóng chảy của các chất
C. Khúc xạ của các chất
D. Phản xạ của các chất
Câu 19: Chọn phương án đúng nhất. Không dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ môi trường vì
A. Thuỷ ngân chỉ co giãn trong khoảng 34oC đến 42oC
B. Thuỷ ngân chứa trong nhiệt kế y tế co giãn ít
C. Nhiệt kế y tế là nhiệt kế chuyên dụng đo nhiệt cơ thể
D. Thang đo nhiệt độ của nhiệt kế y tế ngắn
Câu 20: Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):
a. đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế
b. lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt kế
c. dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế
d. kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa. Nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất :
A. a, b, c, d
B. d, c, a, b
C. d, c, b, a
D. b, a, c, d
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | C | B | D | C | D | C | C | D | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | D | D | A | C | B | B | A | D | B |
----------------------------------------
Với nội dung bài Vật lý 6 bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò nhiệt kế và thang đo nhiệt độ...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.