Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lý 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng tổng hợp các kiến thức về đo thể tích chất lỏng cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 3, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 3.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 3

1. Đo thể tích chất lỏng là gì?

Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích chất lỏng đó với một thể tích khác đã được chọn làm đơn vị.

2. Đơn vị đo thể tích

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)

Ngoài ra còn dùng:

Đềximét khối (dm3)

Xentimét khối (cm3) = 1 cc

Milimét khối (mm3)

Mililít (ml)

1l = 1 dm3; 1 ml = 1 cm3 = 1 cc

1 m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3 = 1000000000 mm3 = 1000000 ml = 1000000 cc

3. Đo thể tích chất lỏng

- Để đo thể tích chất lỏng ta dùng các bình có các vạch chia (gọi là bình chia độ), ca đong hay can…

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 3

- Trên mỗi bình chia độ đều có:

+ Giới hạn đo (GHĐ) của bình là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.

+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Trên ca đong hay can có GHĐ nhưng có thể có hoặc không có các vạch chia (có thể có hoặc không ĐCNN).

Lưu ý: Trên một cái can có ghi 5l thì ta hiểu can đo đựng được chất lỏng có thể tích tối đa là 5lhay còn gọi là dung tích của can là 5l

4. Cách đo thể tích

Muốn đo thể tích chất lỏng cho chính xác ta tuân theo các bước sau:

- Ước lượng thể tích cần đo.

- Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.

- Đặt bình chia độ thẳng đứng.

- Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 3

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

B. Phương pháp giải Vật lý 6 bài 3

1. Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình

- Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên bình hay can.

- Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:

+ Xác định đơn vị đo của bình.

+ Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).

+ ĐCNN = Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 3(có đơn vị như đơn vị ghi trên bình)

Ví dụ: Trên bình chia độ có ghi số lớn nhất là 250 và cm3. Giữa số 50 và số 100 có 10 khoảng chia thì: GHĐ = 250 cm3 và ĐCNN =100 - 10/10 = 5 cm3

2. Ước lượng và chọn bình chia độ cho thích hợp

- Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán thể tích cần đo khoảng bao nhiêu.

- Chọn bình chia độ:

+ Chọn bình chia độ có GHĐ sao cho lớn hơn thể tích ước lượng và có ĐCNN có giá trị càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác.

+ Nếu thể tích cần đo mà nhỏ thì ta chọn bình có tiết diện đáy nhỏ.

3. Cách đặt bình và đọc kết quả

- Đặt bình chia độ thẳng đứng trên mặt phẳng nằm ngang.

- Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng theo công thức:

V = N + (n’.ĐCNN)

Trong đó: N là giá trị nhỏ ghi trên bình mà ở gần mực chất lỏng

n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

C. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 3

Câu 1: Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5lits và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây?

A. khách hàng mua 1,4 lít

B. khách hàng mua 3,5 lít

C. khách hàng mua 2,7 lít

D. khách hàng mua 3,2 lít

Câu 2: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít:

A. Bình 1000ml có vạch chia đến 10ml

B. Bình 500ml có vạch chia đến 2ml

C. Bình 100ml có vạch chia đến 1ml

D. Bình 500ml có vạch chia đến 5ml

Câu 3: Khi đo thể tích chất lỏng cần:

A. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao với mực chất lỏng trong bình

B. Đặt bình chia độ nằm ngang

C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao với mực chất lỏng trong bình

D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao với mực chất lỏng trong bình

Câu 4: Điền số thích hợp: 1 m3 = ........lít = ........ml

A. 100 lít; 10000 ml

B. 100 lít; 1000000 ml

C. 1000 lít; 100000 ml

D. 1000 lít; 1000000 ml

Câu 5: Điền vào chỗ trống: 150ml = ................... m3 = .................... l

A. 0,00015 m3 = 0,15l

B. 0,00015 m3 = 0,015l

C. 0,000015 m3 = 0,15l

D. 0,0015 m3 = 0,015l

Câu 6: Đơn vị đo thể tích thường dùng là:

A. mét (m)

B. kilogam (kg)

C. mét khối (m3) và lít (l).

D. mét vuông (m2)

Câu 7: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm³. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:

A. V1 = 20,2cm³.

B. V2 = 20,50cm³.

C. V3 = 20,5cm³.

D. V4 = 20cm³.

Câu 8: Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít. Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?

A. 11

B. 12

C. 13

D. 14

Câu 9: Câu nào sau đây là đúng nhất? Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là

A. Can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít.

B. ĐCNN của can là 3 lít.

C. GHĐ của can là 3 lít.

D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.

Câu 10: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình bình chia độ nào phù hợp nhất?

1. Bình 100ml và có vạch chia tới 1ml.

2. Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml.

3. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml.

4. Bình 2000ml và có vạch chia tới 5ml.

A. Bình 1.

B. Bình 2.

C. Bình 3.

D. Bình 4.

Câu 11: Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây?

A. Khách hàng 1 cần mua 1,4 lít.

B. Khách hàng 2 cần mua 3,5 lít.

C. Khách hàng 3 cần mua 2,7 lít.

D. Khách hàng 4 cần mua 3,2 lít.

Câu 12: Để đo thể tích chất lỏng, người ta dùng dụng cụ:

A. Cốc uống nước.

B. Bát ăn cơm.

C. Ấm nấu nước.

D. Bình chia độ.

Câu 13: Trên một can nhựa có ghi “2 lít”. Điều có có nghĩa là gì?

A. Can có thể đựng trên 2 lít.

B. ĐCNN của can là 2 lít.

C. Giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 14: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:

A. Thể tích của hộp sữa là 200ml.

B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml.

C. Khối lượng của hộp sữa.

D. Khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 15: Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1 cm³. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?

A. 20cm³.

B. 20,2cm³.

C. 20,20cm³.

D. 20.25cm³.

Đáp án

1. B2. B3. A4. D5. A6. C7. C8. D
9. D10. C11. B12. D13. C14. B15. B

----------------------------------------

Với nội dung bài Vật lý 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và cách tính độ dài trong học tập và thực tế...

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 6

    Xem thêm