Bài tập vật lý 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng
Bài tập đo thể tích chất lỏng - Vật lý 6
Bài tập Vật lý 6: Đo thể tích chất lỏng được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng rằng, bộ sưu tập này sẽ giúp ích cho quý thầy cô giáo và các em học sinh trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn Vật Lý.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Bài tập 1: Khi đo thể tích chất lỏng cần:
A. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao mực chất lỏng trong bình.
B. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao của mực chất lỏng trong bình.
C. Đặt bình chia độ nằm ngang.
D. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao của mực chất lỏng trong bình.
Giải
Khi đo thể tích chất lỏng cần: Đặt mắt nhìn ngang với độ cao của mực chất lỏng trong bình
Đáp án D
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống: 250 ml = ……..
A. 0,00025
B. 0,000025
C. 0.025
D. 0,0025
Giải
1 = 1000 lít, 1 lít = 1000 ml, 1 = 1000000ml
Đáp án A
Bài tập 3: Để đo thể tích của một chất lỏng gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho dưới đây, chọn bình chia độ nào phù hợp?
A. Bình 100ml có vạch chia tới 1ml
B. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml’
C. Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml
D. Bình 2000ml có vạch chia tới 5ml
Giải
Chọn C
Bài tập 4: Để đo thể tích chất lỏng, người ta dùng dụng cụ nào dưới đây?
A. Bình chia độ
B. Bát ăn cơm
C. Cốc uống nước
D. Thau đựng nước
Giải
Chọn A
Bài tập 5: Trên vỏ chai nước khoáng có ghi 250 ml. Con số đó cho biết điều gì?
A. Thể tích của chai nước khoáng là 250 ml.
B. Khối lượng của chai nước.
C. Thể tích của nước trong chai là 250 ml.
D. Khối lượng của nước trong chai.
Giải
Con số đó cho biết: Thể tích nước trong chai là 250 ml. Đáp án C
Bài tập 6. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít:
A. Bình 1000ml có vạch chia đến 10ml
B. Bình 500ml có vạch chia đến 2ml
C. Bình 100ml có vạch chia đến 1ml
D. Bình 500ml có vạch chia đến 5ml
Giải
Chọn B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml là bình đo độ phù hợp nhất.
Bài tập 7. Bình chia độ ở hình 3.1 có GHĐ và ĐCNN là:
A. 100 cm3 và 10 cm3
B. 100 cm3 và 2cm3
C. 100 cm3 và 5 cm3
D. 100cm3 và 1cm3
Giải
Chọn C. 100 cm3 và 5 cm3
Bài tập 8. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các bình chia độ ở hình 3.2
Giải
Hình 3.2a GHĐ: 100 cm3 và ĐCNN: 5 cm3
Hình 3.2b GHĐ: 250 cm3 và ĐCNN: 25 cm3
Bài tập 9. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
A. V1 = 20,2cm3
B. V2 = 20,5cm3
C. V3 = 20,5cm3
D. V4 = 20cm3
Giải
Chọn C. V3 = 20,5cm3
Bài tập 10. Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:
a. V1 = 15,4cm3
b. V2 = 15,5cm3
Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành. Biết rằng trong phòng nghiệm chỉ có các bình chia độ có ĐCNN là 0,1cm3; 0,2cm3 và 0,5cm3
Giải
a. ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành là: 0,2cm3 hoặc 0,1cm3
b. ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành là: 0,1cm3 hoặc 0,5cm3
Bài tập 11. Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường dùng ở đâu?
Giải
Các loại ca đong, chai lọ có ghi sẵn dung tích. Thường được dùng để đong xăng dầu, nước mắm, bia …
Các loại bình chia độ thường được dùng để đo thể tích chất lỏng trong các phòng thí nghiệm.
Xilanh, bơm tiêm thường dùng để đo thể tích nhỏ như thuốc tiêm…
Bài tập 12. Hãy dùng dụng cụ đo thể tích mà em biết để đo dung tích (sức chứa) của một số đồ dùng đựng nước trong gia đình em.
Giải
Tùy theo dụng cụ đo thể tích mà em chọn để đo dung tích (sức chứa) của vật dùng đựng nước trong gia đình em.
Ví dụ: Để đo thể tích ấm đun nước, ta cần có các dụng cụ: 1 vỏ chai nước suối 0,5 lít
Bài tập 13. Câu nào sau đây là đúng nhất?
Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là:
A. Can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít
B. ĐCNN của can là 3 lít
C. GHĐ của can 3 lít
D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng
Giải
Chọn C. GHĐ của can 3 lít
Bài tập 14. Một học sinh dùng bình chia độ vẽ ở hình 3.3 để đo thể tích chất lỏng. Kết quả đo nào sau đây được ghi đúng?
A. 36cm3
B. 40cm3
C. 36cm3
D. 30cm3
Giải
Chọn C. 36cm3
Bài tập 15. Đọc giá trị của thể tích chứa trong bình (Hình 3.4) theo cách nào sau đây là đúng?
A. Đặt mắt ngang theo mức a
B. Đặt mắt ngang theo mức b
C. Đặt mắt ngang theo mức nằm giữa a và b
D. Lấy trung bình cộng của các giá trị đọc ngang theo mức a và mức b
Bài tập 16. Ba bạn Bắc, Trung, Nam dùng các bình chia độ khác nhau để đo cùng một lượng chất lỏng. Kết quả của các bạn đó được ghi đúng như sau:
a. Bạn Bắc ghi: V = 63cm3
b. Bạn Trung ghi: V = 62,7cm3
c. Bạn Nam ghi: V = 62,5cm3
Hãy xác định ĐCNN của các bình chia độ đã được dùng.
Giải
ĐCNN của bình chia độ đã dùng là:
a. Bạn Bắc: V = 63cm3 => ĐCNN: 1cm3
b. Bạn Trung: V = 62cm3 => ĐCNN: 0,1cm3
c. Bạn Nam: V = 62,5cm3 => ĐCNN: 0,5cm3 hoặc 0,1cm3
Bài tập 17. Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít
a. Số ghi trên can có ý nghĩa?
b. Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?
Giải
a. Số ghi trên can có ý nghĩa: chỉ sức chứa của can
b. Phải dùng ít nhất là 14 can vì 20 : 1,5 = 13,3
Bài tập 18*. Có ba chiếc can, can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, can thứ 2 ghi 8 lít, can thứ ba ghi 5 lít. Làm thế nào để can thứ nhất chỉ còn 7 lít nước?
Giải
Đổ nước từ can 10 lít đầy sang can 8 lít. Trong can 10 lít còn lại 2 lít nước. Đổ nước từ can 8 lít vào đầy can 5 lít. Trong can 8 lít còn lại 3 lít nước. Đổ nước trong can 5 lít vào can 10 lít. Trong can 10 lít có 2 lít + 5 lít = 7 lít
--------------------------------------------------------------------
Bài tập Vật lý 6: Đo thể tích chất lỏng Vật lý 6 về thể tích chất lỏng, đơn vị đo thể tích, bài tập Vật lý chương 1 lớp 6. Các em học sinh tham khảo thêm các bài giải bài tập SBT và các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6,....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.