Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập vật lý lớp 6 bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)

Bài tập Đo độ dài (tiếp theo)

Bài tập Vật lý lớp 6: Đo độ dài (tiếp theo) bao gồm các dạng bài tập Trắc nghiệm có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải các dạng Bài tập Vật lý chương 1 lớp 6, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài tập Vật lý 6: Đo độ dài

Câu 1: “Khi đo độ dài cần chọn thước có … thích hợp.” Điền từ thích học hợp ô trống

A. Độ chia nhỏ nhất

B. Vạch chia

C. Độ chia

D. Độ dài

Câu 2: Cách đặt thước đo đúng:

A. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên phải một đầu cần đo.

B. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.

C. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 vuông góc với một đầu của vật.

D. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên trái một đầu cần đo.

Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Độ chia nhỏ nhất là chiều dài nhỏ nhất của vật mà thước có thể đo được.

B. Độ chia nhỏ nhất của thước là 1 mm.

C. Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa 2 vạch có in số liên tiếp trên thước.

D. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 4: Chiều dài của một chiếc bàn cho 2 học sinh ngồi là bao nhiêu?

A. 10m

B. 20 cm

C. 2km

D. 1,2m

Câu 5: Để đo trực tiếp chiều cao và chu vi của cái cột nhà hình trụ, người ta cần:

A. Thước thẳng

B. Thước dây

C. Cần ít nhất 2 thước dây

D. Cần ít nhất 1 thước thẳng, 1 thước dây

Câu 6: Trong số các thước sau, thước nào thích hợp đo chiều dài của sân trường?

A. Thước dây có giới hạn đo 8m, độ chia nhỏ nhất 5mm

B. Thước thẳng có giới hạn đo là 1m, độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

C. Thước thẳng có giới hạn đo 100 cm, độ chia nhỏ nhất là 1 cm.

D. Thước cuộn có giới hạn đo 10 cm. Độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

Bài 7: Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo:

A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.

B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước.

C. Thước đo nào cũng được.

D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần.

Đáp án

Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.

⇒ Đáp án A

Bài 8: Cho các bước đo độ dài gồm:

(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.

(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:

A. (1), (2), (3)

B. (3), (2), (1)

C. (2), (1), (3)

D. (2), (3), (1)

Đáp án

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:

- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

- Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.

- Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

⇒ Đáp án C

Bài 9: Nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là

A. Đặt thước không song song và cách xa vật.

B. Đặt mắt nhìn lệch.

C. Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước.

D. Cả 3 nguyên nhân trên

Đáp án

Nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là

- Chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN không phù hợp.

- Đặt thước không song song và cách xa vật.

- Đặt mắt nhìn lệch.

- Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước.

⇒ Đáp án D

Bài 10: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?

A. 2000 mm

B. 200 cm

C. 20 dm

D. 2 m

Đáp án

Nếu dùng thước đo có ĐCNN là 1mm để đo, cách ghi kết quả đúng là 2000 mm.

⇒ Đáp án A

Bài 11: Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là:

A. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu nằm ngang bằng với vạch 0.

B. Đặt thước dọc theo chiều dài của vật.

C. Đặt thước vuông góc với chiều dài của vật.

D. Các phương án trên đều sai.

Đáp án

Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu nằm ngang bằng với vạch 0.

⇒ Đáp án A

Bài 12: Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106 cm^2\(cm^2\). Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là

A. 1 cm

B. 5 mm

C. lớn hơn 1 cm

D. nhỏ hơn 1 cm

Đáp án

Diện tích hình vuông: S = a2 = 106 cm2

Vậy cạnh a > 10 cm và a < 11 cm nên bạn đó đã dùng thước có ĐCNN nhỏ hơn 1 cm

⇒ Đáp án D

Bài 13: Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5 cm và 21,2 cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là

A. 0,1 cm

B. 0,2 cm

C. 0,5 cm

D. 0,1 mm

Đáp án

Để đo được hai kết quả trên, thước đo đã dùng có ĐCNN là 0,1 cm

⇒ Đáp án A

Bài 14: Để đo chiều dài của một vật (lớn hơn 30 cm, nhỏ hơn 50 cm) nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?

A. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.

B. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 cm.

C. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm.

D. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN cm.

Đáp án

Nên chọn thước có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 50 cm và có ĐCNN bằng 1 mm

⇒ Đáp án C

Bài 15: Để đo số đo cơ thể của khách may quần áo, người thợ may nên dùng thước đo nào dưới đây để có độ chính xác nhất?

A. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.

B. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.

C. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.

D. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.

Đáp án

- Số đo cơ thể của khách may quần áo có nhiều phần như vai, bụng, hông… là những độ dài cong nên không thể dung thước thẳng được mà phải dùng thước dây.

- Có hai thước dây có GHĐ 1m, chọn thước dây có ĐCNN càng nhỏ thì sai số càng ít.

⇒ Đáp án D.

Bài 16: Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:

Bài tập vật lý đo độ dài tiếp theo

A. 6,6 cm

B. 6,5 cm

C. 6,8 cm

D. 6,4 cm

Đáp án

Bài tập vật lý đo độ dài tiếp theo

Vậy chiều dài của bút chì là:

Bài tập vật lý đo độ dài tiếp theo

⇒ Đáp án A

Các em học sinh tham khảo thêm: Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 2 và các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, ....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 6

    Xem thêm