Vật lý 6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ tổng hợp các kiến thức cơ bản cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 2 bài 26, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 26.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
A. Lý thuyết Vật lý 6
1. Sự bay hơi là gì?
Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Ví dụ:
Sau cơn mưa đường phố thường bị ướt và có đọng những vũng nước. Tuy nhiên sau một thời gian thì nước không còn và đường phố khô ráo.
Một chai dầu gió đậy nút kín, dầu trong chai rất lâu cạn nhưng nếu mở nút chai dầu và quên đậy lại thì sau vài hôm dầu trong chai cạn hẳn.
Để làm muối người ta cho nước biển vào trong ruộng muối, nước trong nước biển bay hơi còn muối đọng lại trên ruộng.
2. Đặc điểm của sự bay hơi
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng và tính chất của từng loại chất lỏng.
- Nhiệt độ của môi trường càng cao (khí hậu, thời tiết nắng nóng), tốc độ bay hơi diễn ra càng nhanh.
- Gió càng mạnh, tốc độ bay hơi diễn ra cũng càng nhanh.
- Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng rộng thì tốc độ bay hơi xảy ra càng nhanh.
- Tùy từng loại chất lỏng khác nhau mà tốc độ bay hơi nhanh chậm cũng khác nhau.
Ví dụ:
Quần áo phơi thường mau khô hơn khi phơi ở ngoài trời nắng hơn là phơi trong bóng râm
Quần áo phơi thường mau khô hơn ở nơi có gió hơn là nơi không có gió
Quần áo phơi thường mau khô hơn khi đặt xa nhau hơn là đặt sát nhau (lúc này diện tích tiếp xúc giữa quần áo với không khí sẽ nhiều, ít khác nhau).
Lưu ý: Khi bay hơi, nhiệt độ của chất lỏng giảm.
B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 26
Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi
A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô.
B. Lau ướt bảng, một lúc sau nước bay hơi hết bảng sẽ khô.
C. Mực khô sau khi viết.
D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm
A. Nhiệt độ
B. Tác động của gió
C. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng
D. Cả 3 đáp án trên.
A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
B. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn gọi là sự bay hơi.
C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi.
A. Nước trong cốc càng nhiều
B. Nước trong cốc càng ít
C. Nước trong cốc càng nóng
D. Nước trong cốc càng lạnh.
A. Hơi thở của người có nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị bay hơi tạo thành khói.
B. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói.
C. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị đông đặc thành đá tạo thành khói.
D. Tất cả đều sai.
A. Có gió, quần áo căng ra.
B. Không có gió, quần áo căng ra.
C. Quần áo không căng ra, không có gió.
D. Quần áo không căng ra, có gió.
A. Hà hơi thở vào lòng bàn tay.
B. Hà hơi thở vào vung nồi đang đun trên bếp.
C. Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính.
D. Hà hơi thở vào một tờ giấy trắng.
A. Nước trong cốc càng nhiều
B. Nước trong cốc càng ít
C. Cốc được đặt trong nhà
D. Cốc được đặt ngoài sân nắng
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.
D. Chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.
A. Dùng hai đĩa giống nhau.
B. Đặt hai đĩa đựng cùng một lượng chất lỏng vào cùng một nơi.
C. Dùng hai đĩa đựng hai chất lỏng khác nhau.
D. Chỉ làm nóng một đĩa.
Câu 11: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 12: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi?
A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô.
B. Lau ướt bảng, một lúc sau bảng sẽ khô.
C. Mực khô sau khi viết.
D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây.
Câu 13: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lí, người ta thường phải thực hiện các hoạt động sau đây:
a. Rút ra kết luận
b. Đưa ra dự đoán về tính chất của hiện tượng
c. Quan sát hiện tượng
d. Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán
Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?
A. b, c, d, a
B. d, c , b, a
C. c, b, d, a
D. c, a , d, b
Câu 14: Trong trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm
B. Mưa
C. Tuyết tan
D. Nước đọng trong nắp vung của ấm đun nước, khi dùng ấm đun nước sôi rồi để nguội
Câu 15: Trong các trường hợp sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi? Trong các trường hợp sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng
C. Không nhìn thấy được
D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng
Câu 16: Vận tốc bay hơi của chất lỏng tăng theo:
A. Vận tốc của gió (gió mạnh hay gió nhẹ).
B. Nhiệt dộ.
C. Diện tích mặt thoáng,
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
Câu 17: Tốc độ bay hơi của chất lỏng tăng khi:
A. Giảm nhiệt độ chất lỏng.
B. Tăng diện tích mặt thoáng.
C. Tăng thể tích chất lỏng.
D. Giảm thể tích mặt thoáng.
Câu 18: Với cùng một lượng nước chúng sẽ bay hơi càng nhanh nếu:
A. Nước được đựng trong cốc.
B. Nước được đựng trong một đĩa to.
C. Nước càng nóng.
D. Đáp án B và C đúng.
Câu 19: Những yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng năng suất thu hoạch muối trên những ruộng muối:
A. Trời nắng gắt.
B. Trời có gió mạnh.
C. Ruộng muối phải rộng lớn, càng rộng càng tốt.
D. Cả 3 yếu tố trên đều đúng.
Câu 20: Câu nào sau đây sai khi nói về sự ngưng tụ:
A. Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi.
B. Hơi nước gặp lạnh thì ngừng tụ thành nước.
C. Sự ngưng tụ là sự chuyển thể từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng.
D. Sự ngưng tụ phụ thuộc vào gió, vào diện tích mặt thoáng.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | D | C | C | B | C | C | D | A | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | D | C | D | A | D | D | D | D | D |
----------------------------------------
Với nội dung bài Vật lý 6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của sự bay hơi và ngưng tụ của hơi nước...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.