Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 26 - 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 26 - 27

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 26 - 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ là tài liệu học tốt môn Vật lý lớp 6, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong vở bài tập Lý 6. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh.

Bài 26-27.1 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Trong các đặc điếm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng,

C. Không nhìn thấy được.

D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

Trả lời:

Chọn D.

Sự bay hơi xảy ra ở một nhiệt độ bất kì trên mặt của chât lỏng.

Vậy đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi là: Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

Bài 26-27.2 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:

A. Nước trong cốc càng nhiều.

B. Nước trong cốc càng ít.

C. Nước trong cốc càng nóng.

D. Nước trong cốc càng lạnh.

Trả lời:

Chọn C.

Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi nước trong cốc càng nóng.

Bài 26-27.3 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Sương đọng trên lá cây. B. Sương mù.

C. Hơi nước. D. Mây.

Trả lời:

Chọn C

Sự tạo thành hơi nước không phải là sự ngưng tụ.

Bài 26-27.4 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?

Trả lời:

Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.

Bài 26-27.5 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan?

Trả lời:

Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan, vì ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ tăng vì thế làm cho tốc độ bay hơi tăng.

Bài 26-27.6 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?

Trả lời:

Tốc độ bay hơi tăng khi nhiệt độ tăng và có gió. Sấy tóc vừa tăng nhiệt độ vừa tạo thành gió.

Bài 26-27.7 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Các bình trong hình 26-27.1 đều đựng cùng một lượng nước. Để cả ba bình vào trong phòng kín. Hỏi sau một tuần bình nào còn ít nước nhất, bình nào còn nhiều nước nhất?

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 26 - 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Trả lời:

Do diện tích mặt thoáng khác nhau nên nước trong bình B còn ít nhất; bình A còn nhiều nhất.

Bài 26-27.8 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Để tìm mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và diện tích mặt thoáng người ta làm thí nghiệm sau đây:

  • Rót đầy nước vào một ống nghiệm nhỏ rồi đổ nước này vào một cái đĩa thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm. Lại rót đầy nước vào ống nghiệm trên rồi để ống nghiệm và đĩa có nước vào một nơi không có gió để theo dõi sự bay hơi của nước.
  • Ghi ngày, giờ bắt đầu làm thí nghiệm; ngày, giờ nước trong đĩa, trong ống nghiệm bay hơi hết; đo đường kính trong của miệng ống nghiệm và đường kính mặt đĩa, người ta được bảng sau đây:

Bắt đẩu thí nghiệm

Khi nước trong đĩa bay hơi hết

Khi nước trong ống nghiệm bay hơi hết

Đường kính miệng ống nghiệm

Đường kính mặt đĩa

8 giờ ngày 01/10

11 giờ ngày 01/10

18 giờ ngày 13/10

1cm

10cm

Hãy dựa vào bảng trên để xác định gần đúng mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và diện tích mặt thoáng.

Trả lời:

Thời gian nước trong đĩa bay hơi: t­1 = 11 giờ - 8 giờ = 3 giờ.

Thời gian nước trong ống nghiệm bay hơi:

t2 = (13 -1) x 24 giờ + (18 giờ - 8 giờ) = 298 giờ.

Diện tích mặt thoáng của nước trong đĩa: Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 26 - 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Diện tích mặt thoáng cùa nước trong ống nghiệm: Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 26 - 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Ta thấy: Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 26 - 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Với cùng một lượng nước cho bay hơi, thời gian bay hơi càng nhỏ chứng tỏ tốc độ bay hơi càng lớn. Do đó nếu gọi v1 là tốc độ bay hơi của nước ở đĩa và v2 là tốc độ bay hơi của nước ở ống nghiệm ta có:

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 26 - 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Vậy, một cách gần đúng, ta thấy: Tốc độ bay hơi tỉ lệ với diện tích mặt thoáng.

Bài 26-27.9 trang 77 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Giơ hai ngón tay thành hình chữ V (H.26-27.2). Nhúng một ngón tay vào nước, để một ngón khô. Khi thổi vào hai ngón tay ta sẽ có cảm giác hai ngón tay không mát như nhau.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 26 - 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

1. Ngón tay nào mát hơn?

2. Từ đó có thể rút ra nhận xét gì về tác động của sự bay hơi đối với môi trường xung quanh? Hãy tìm thêm ví dụ về tác động này?

Trả lời:

1. Ngón tay nhúng vào nước.

2. Khi bay hơi nước làm lạnh môi trường xung quanh.

Bài 26-27.10 trang 77 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lí, người ta thường phải thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Rút ra kết luận;

b) Đưa ra dự đoán về tính chất của hiện tượng;

c) Quan sát hiện tượng;

d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?

A. b, c, d, a. B. d, c, b, a. C. c, b, d, a. D. c, a, d, b.

Trả lời:

Chọn C

Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lí, người ta thường phải thực hiện các hoạt động theo quy trình sau đây:

  • Quan sát hiện tượng.
  • Đưa ra dự đoán về tính chất của hiện tượng.
  • Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
  • Rút ra kết luận.

Bài 26-27.11 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Sự bay hơi

A. xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

B. chi xảy ra ở trong lòng chất lỏng.

c. xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.

D. chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.

Trả lời:

Chọn A

Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

Bài 26-27.12 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm.

B. Mưa.

C. Tuyết tan.

D. Nước đọng trong nắp vung của ấm đun nước, khi dùng ấm đun nước sôi rồi để nguội.

Trả lời:

Chọn C

Tuyết tan là sự nóng chảy, đó là hiện tượng không liên quan đến sự ngưng tụ

Bài 26-27.13 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng đồng?

A. Nóng chảy và bay hơi. B. Nóng chảy và đông đặc.

C. Bay hơi và đông đặc. D. Bay hơi và ngưng tụ.

Trả lời:

Chọn B

Sự nóng chảy và đông đặc là hai quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng đồng.

Bài 26-27.14 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Việc làm nào sau đây không đúng khi thực hiện thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không?

A. Dùng hai đĩa giống nhau.

B. Dùng cùng một loại chất lỏng.

C. Dùng hai loại chất lỏng khác nhau.

D. Dùng hai nhiệt độ khác nhau.

Trả lời:

Chọn C

Việc làm không đúng khi thực hiện thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ là dùng hai chất lỏng khác nhau.

Bài 26-27.15 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Tại sao muốn nước trong cốc nguội nhanh người ta đổ nước ra bát lớn rồi thổi trên mặt nước?

Trả lời:

Muốn nước trong cốc nguội nhanh người ta đổ nước ra bát lớn rồi thổi trên mặt nước làm như vậy là tăng diện tích mặt thoáng và tạo thành gió để nước bay hơi và nguội nhanh hơn.

Bài 26-27.16 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Để tìm hiểu ảnh hưởng của gió đến tốc độ bay hơi, Nam làm thí nghiệm như sau:

  • Đặt hai cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng.
  • Cốc trong nhà được thổi bằng quạt máy còn cốc ngoài trời thì không.
  • Sau một thời gian, Nam đem so sánh lượng nước còn lại ở hai cốc để xem gió có làm cho nước bay hơi nhanh lên không.

Hãy chỉ ra sai lầm của Nam.

Trả lời:

Nam làm thí nghiệm sai ở chỗ đã đặt hai cốc nước ở điều kiện nhiệt độ khác nhau. Cốc ngoài trời nắng thì nhiệt độ cao hơn.

Bài 26-27.17 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 6

Trong hơi thả của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao ta chỉ có thể nhìn thấy hơi thở của người vào những ngày trời rất lạnh?

Trả lời:

Khi ta thở, chất khí từ phổi ra ngoài trời, hơi nước trong khí thở ra, gặp lạnh mới bị ngưng tụ thành các giọt sương rất nhỏ và ta nhìn thấy được. Ngày trời nóng thì hơi nước trong khí thở không bị ngưng tụ nên không thấy được.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
86
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Lý 6

    Xem thêm