Giải bài tập trang 80, 81, 82 SGK Vật lý lớp 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Giải bài tập trang 80, 81, 82 SGK Vật lý lớp 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Giải bài tập trang 80, 81, 82 SGK Vật lý lớp 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ. Tài liệu gồm 2 phần: Khái quát lại kiến thức cơ bản giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức bài học và hướng dẫn giải các bài tập trong SGK giúp các bạn biết được cách vận dụng kiến thức đã học vào quá trình giải bài tập. Mời các bạn cùng tham khảo.
Giải bài tập trang 78, 79 SGK Vật lý lớp 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
Giải bài tập trang 76 SGK Vật lý lớp 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc
Giải bài tập trang 68, 69, 70 SGK Vật lý lớp 6: Nhiệt kế - Nhiệt giai
Giải bài tập trang 65, 66, 67 SGK Vật Lý lớp 6: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Tóm tắt kiến thức: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và điện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ
Giải bài tập trang 80, 81, 82 SGK Vật lý lớp 6
Câu 1: Quần áo vẽ ở hình A2 (SGK) khô nhanh hơn vẽ ở hình A1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
Hướng dẫn giải: Quần áo vẽ ở hình A2 khô nhanh hơn vẽ ở hình A1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ (vì trời nắng có nhiệt độ cao hơn trời có mây và râm).
Câu 2: Quần áo ở hình B1 (SGK) khô nhanh hơn ở hình B2, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
Hướng dẫn giải: Quần áo ở hình B1 khô nhanh hơn ở hình B2, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió thổi (B1 có gió, B2 không có gió).
Câu 3: Quần áo vẽ ở hình C2 (SGK) khô nhanh hơn vẽ ở hình C1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
Hướng dẫn giải: Quần áo vẽ ở hình C2, khô nhanh hơn vẽ ở hình C1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc với không khí.
Câu 4: Chọn từ thích hợp lớn, nhỏ, cao, thấp, mạnh, yếu để điền vào chỗ trống của các câu sau:
- Nhiệt độ càng (1)... thì tốc độ bay hơi càng (2)...
- Gió càng (3)... thì tốc độ bay hơi càng (4) ...
- Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng (5)... thì tốc độ bay hơi càng (6)...
Hướng dẫn giải
- Nhiệt độ càng (1) nhỏ thì tốc độ bay hơi càng (2) thấp.
- Gió càng (3) mạnh thì tốc độ bay hơi càng (4) cao.
- Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng (5) lớn thì tốc độ bay hơi càng (6) mạnh.
Câu 5: Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau?
Hướng dẫn giải: Ta dùng đĩa có diện tích như nhau hai chất lỏng có cùng diện tích mặt thoáng để sự bay hơi tránh tác động của diện tích mặt thoáng.
Câu 6: Tại sao phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió?
Hướng dẫn giải: Phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió để tránh tác động của gió đến sự bay hơi.
Câu 7: Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa?
Hướng dẫn giải: Phải hơ nóng một đĩa, đối chứng sự bay hơi ở đây chỉ có tác dụng của nhiệt độ.
Câu 8: Kết quả thí nghiệm thế nào thì có thể khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc nhiệt độ là đúng?
Hướng dẫn giải: Kết quả thí nghiệm cùng diện tích mặt thoáng, cùng điều kiện về gió, đĩa được hơ nóng thì nước bay hơi nhanh hơn đĩa kia, khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc nhiệt độ là đúng.
Câu 9: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt (cắt) bớt lá?
Hướng dẫn giải: Khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt (cắt) bớt lá để làm giảm diện tích mặt thoáng của lá nhờ đó hạn chế sự bay hơi nước từ lá, có thể làm khô cây.
Câu 10: Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Tại sao?
Hướng dẫn giải: Để việc thu hoạch muối được nhanh thì thời tiết ở khu ruộng muối phải có nắng nhiều và có gió thối nhiều tạo sự bay hơi nhanh