Giải bài tập trang 12, 13 SGK Lý lớp 6: Đo thể tích chất lỏng
Giải bài tập trang 12, 13 SGK Lý lớp 6: Đo thể tích chất lỏng
Giải bài tập trang 12, 13 SGK Lý lớp 6: Đo thể tích chất lỏng với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Vật lý lớp 6. Lời giải vật lý lớp 6 trang 12 này bao gồm các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Vật lý 6.
Giải bài tập trang 6, 7 SGK Lý lớp 6: Đo độ dài
Giải bài tập trang 9, 10, 11 SGK Lý lớp 6: Đo độ dài (Tiếp theo)
A. Tóm tắt lý thuyết Đo thể tích chất lỏng
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).
Lưu ý về đơn vị đo thể tích: ngoài mét khối người ta còn dùng các đơn vị khác để đo thể tích như đềximét khối (dm3), xentimét khối (cm3), mililít (ml)
Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong.
Lưu ý về đo thể tích của chất lỏng:
- Một số dụng cụ thông dụng dùng để đo thể tích của chất lỏng như ca đong, can, chai, lọ có ghi sắn dung tích (thường dùng để đong xăng dầu, nước mắm...), bình chia độ (thường dùng để đo thể tích trong phòng thí nghiệm).
- Để đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ được nhanh và chính xác, ta cần tuân thủ các quy tắc sau: ước lượng thể tích cần đo; chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp; đặt bình chia độ thẳng đứng; đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
- Đối với các ca đong hoặc các chai, lọ có ghi sẵn dung tích chỉ có một độ chia nên ĐCNN của chúng chính bằng GHĐ của chúng.
B. Hướng dẫn giải bài tập Đo thể tích chất lỏng sách giáo khoa Vật Lý 6 trang 12, 13.
Bài 1 trang 12 SGK Vật Lý 6
Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây:
1 m3 = (1)...... dm3 = (2)..............cm3.
lm3 = (3)........lít =(4)..........ml =(5)............cc.
Đáp án và giải bài 1:
(1): 1000 dm3; (2): 1000000 cm3;
(3): 1000 lít; (4): 1000000 ml;
(5): 1000000 cc.
Bài 2 trang 12 SGK Vật Lý 6
Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ đó.
Đáp án và giải bài 2:
Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN là 0,5 lít;
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít;
Ca nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.
Bài 3 trang 12 SGK Vật Lý 6
Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?
Đáp án và giải bài 3:
Chai (hoặc lọ, ca, bình...) đã biết sẵn dung tích: chai côcacôla 1 lít, chai lavi (lavie) nửa lít hoặc 1 lít, xô 10 lít, thùng gánh nước 20 lít,...; bơm tiêm, xilanh,...
Bài 4 trang 12 SGK Vật Lý 6
Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng (H.3.2). Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này.
Đáp án và giải bài 4:
GHĐ | ĐCNN | |
Bình a | 100 ml | 2 ml |
Bình b | 250 ml | 50 ml |
Bình c | 300 ml | 50 ml |
Lưu ý: Nhiều bình chia độ dùng trong phòng thí nghiệm (ví dụ các bình chụp ở hình 3.2 SGK), vạch chia đầu tiên không nằm ở đáy bình, mà là vạch tại một thể tích ban đầu nào đó (chẳng hạn, binh a là vạch 10 ml).
Bài 5 trang 13 SGK Vật Lý 6
Điền vào chỗ trống của câu sau:
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm ........
Đáp án và giải bài 5:
Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong (ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm.
Bài 6 trang 13 SGK Vật Lý 6
Ở hình 3.3, hãy cho biết cách đặt bình chia độ nào cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác?
Đáp án bài 6:
b) Đặt thẳng đứng.
Bài 7 trang 13 SGK Vật Lý 6
Xem hình 3.4, hãy cho biết cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo?
Đáp án bài 7:
b) Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
Bài 8 trang 13 SGK Vật Lý 6
Hãy đọc thể tích đo theo các vị trí mũi tên chỉ bên ngoài bình chia độ ở hình 3.5.
Rút ra kết luận.
Đáp án bài 8:
a) 70 cm3; b) 50 cm3; c) 40 cm3;
Bài 9 trang 13 SGK Vật Lý 6
Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trog các câu sau:
- ngang
- gần nhất
- thẳng đứng
- thể tích
- GHĐ
- ĐCNN
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
a) Ước lượng (1)....... cần đo.
b) Chọn bình chia độ có (2)......... và có (3)....... thích hợp.
c) Đặt bình chia độ (4)...............
d) Đặt mắt nhìn (5)..... với độ cao mực chất lỏng trong bình.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6)............. với mực chất lỏng.
Đáp án bài C9:
(1) – thể tích; (2) – GHĐ;
(3) – ĐCNN; (4) – thẳng đứng;
(5) – ngang; (6) – gần nhất.
Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 15, 16, 17 SGK Lý lớp 6: Đo thể tích vật rắn không thấm nước