Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 6 bài 16: Ròng rọc

Giải bài tập Vật lý lớp 6 bài 16 Ròng rọc

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 6 bài 16: Ròng rọc. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Bài C1 trang 50 SGK Vật lý 6

C1. Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình 16.2.

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 6 bài 15: Ròng rọc

Trả lời:

- Ròng rọc ở hình 16.2.a SGK là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định (có móc treo trên xà), do đó khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.

- Ròng rọc ở hình 16.2.b SGK cũng là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định, do đó khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.

Câu 2 trang 51 SGK Vật lí 6

- Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng như hình (SGK) và ghi kết quả đo được vào bảng.

- Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định như hình b. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chỉ của lực kế vào bảng dưới.

- Đo lực kéo vật qua ròng rọc động như hình c. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chỉ của lực kế vào bảng dưới.

Lực kéo vật lên trong trương hợp

Chiều của lực kéo

Cường độ của lực kéo

Không dùng ròng rọc

Từ dưới lên

….N

Dùng ròng rọc cố định

….

….N

Dùng ròng rọc động

…..

….N

Bài C3, C4, C6, C7 trang 52 SGK Vật Lý 6

C3. Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy so sánh:

a) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định.

b) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động

Trả lời:

a) Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là khác nhau (ngược nhau), do đó độ lớn của hai lực này là như nhau.

b) Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) so với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi, do đó độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động.

C4. Tìm từ thích hợp để điền vào chồ trống của các câu sau:

a) Ròng rọc (1) ............. có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

b) Dùng ròng rọc (2)..... thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Trả lời:

(1) - cố định; (2) - động.

C6. Dùng ròng rọc có lợi gì?

Trả lời:

Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo (được lợi về hướng), dùng ròng rọc động được lợi về lực.

C7. Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn về lực? Tại sao?

Trả lời:

Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn, vừa được lợi về hướng của lực kéo

Câu C5 trang 52 SGK Vật lí 6: Tìm những thí dụ về ròng rọc.

Hướng dẫn:

Dùng ròng rọc để kéo những vật nặng ở các nơi như: Công trường xây dựng, bến cảng, các kho hàng, xưởng sửa chữa ôtô,...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
43
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Vật Lí 6

    Xem thêm