Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước là tài liệu học tốt môn Vật lý lớp 6, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong vở bài tập Lý 6. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài 4.1 trang 12 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 1cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?

A. V1 = 86cm3.

B. V2 = 55cm3.

C. V3 = 31cm3.

D. V4 = 141cm3.

Phương pháp giải

Vận dụng cách đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước dùng bình chia độ.

Trả lời:

Chọn C:

Thể tích của hòn đá V = V1 - V2 = 86 - 55 = 31cm3

Bài 4.2 trang 12 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:

A. Thể tích bình tràn.

B. Thể tích bình chứa.

C. Thể tích phần nước tràn ra bình tràn sang bình chứa.

D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.

Phương pháp giải

Vận dụng cách đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước dùng bình chia độ.

Trả lời:

Chọn C

Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn thì thể tích vật bằng thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

Bài 4.3 trang 12 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng.

Trả lời:

Cách 1:

Đặt bát vào trên đĩa, đổ đầy nước vào bát. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa; đổ nước ở đĩa vào bình chia độ và đo thể tích nước này chính là thể tích quả trứng.

Cách 2:

Đổ nước đầy bát, sau đó đổ nước vào bình chia độ. Bỏ trứng vào bát, đổ nước từ bình chia độ vào bát cho đầy, thể tích còn lại trong bình chia độ là thể tích quả trứng.

Bài 4.4 trang 12 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hãy dùng bình chia độ của em và tìm các cách để đo thể tích của một quả bóng bàn (hoặc một quả cam, chanh...).

Trả lời:

Cách 1

Để đo thế tích của một quả bóng bàn (hoặc một quả cam, chanh), ta có thể làm như sau:

  • Đổ nước vào bình đến vạch chia V1.
  • Thả vật vào bình lấy một que nhỏ nhấn vật xuống sao cho vật chìm hoàn toàn xuống nước, nước dâng lên đến vạch V2
  • Thể tích vật bằng thể tích nước dâng lên: V = V2 - V1

Cách 2:

Buộc hòn đá và quả bóng bàn với nhau, như vậy có thể làm chìm trong nước.

Đo thể tích hòn đá và quả bóng bàn (V0) và đo thể tích hòn đá cùng dây buộc (V1).

Ta có thể tích của quả bóng bàn: V=V0−V1

Bài 4.5 trang 12 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Làm thế nào để đo được thể tích của một vật có hình dạng bất kì và thấm được nước bằng bình chia độ, chẳng hạn như viên phấn.

Trả lời:

Trước hết ta cho viên phấn vào nước cho viên phấn ngấm đầy nước sau đó đo như vật bình thường không ngấm nước.

Bài 4.6 trang 12 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Cho một cái ca hình trụ (hoặc vỏ hộp sữa đã bỏ nắp), một thước chia tới mm, một chai nước, một bình chia độ ghi 100cm3, chia tới 2cm3. Hãy tìm ba cách đổ nước vào tới mức nửa ca.

Trả lời:

Ba cách đổ nước vào tới mức nửa ca:

Cách 1. Đổ nước vào đầy ca, sau đó dùng bình chia độ đo thể tích lượng nước trong ca, cuối cùng ta lại đổ vào lại trong ca một nửa lượng nước đã đo được.

Cách 2: Dùng thước đo chiều cao của ca, đổ nước vào ca sao cho đến chiều cao bằng một nửa.

Cách 3: Đặt ca nghiêng, đổ nước vào ca điều chỉnh sao cho đầy đến ngang đường chéo của ca.

Bài 4.7 trang 12 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100cm3 nước, đang đựng 60cm3 nước. Thả một vật rắn không thẩm nước vào bình thì thấy thế tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Thể tích của vật rắn là

A. 40cm3.

B. 90cm3

C. 70cm3.

D. 30cm3.

Phương pháp giải

Sử dụng công thức tính thể tích vật rắn không thấm nước: Vv=Vv+n−Vn

Trả lời:

Chọn C.

Khi thả vật vào, nước tràn ra 30cm3 vậy tổng thể tích vật và nước là:

Vv+n = 100 + 30 = 130cm3.

Vậy thể tích vật rắn là: Vv = Vv+n - Vn = 130 - 60 = 70cm3

Bài 4.8 trang 12 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Nếu dùng bình chia độ đế đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp nào sau đây, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức: VR = VL+R - VL, trong đó VR là thể tích vật rắn, VL+R là thể tích do mực chất lỏng chỉ khi đã bỏ vật rắn chìm vào chất lỏng trong bình, VL là thể tích chất lỏng trong bình?

A. Vật rắn thấm nước và chìm một phẩn trong chất lòng.

B. Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

c. Vật rắn không thấm nước và chìm một phần trong chất lòng.

D. Vật rắn không thấrn nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

Trả lời:

Chọn D.

Nếu thể tích của vật rắn được tính bằng công thức: VR = VL+R - VL. Đây phải là trường hợp đo vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng

Bài 4.9 trang 13 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần

A. một bình chia độ bất kì.

B. một bình tràn

C. một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thế bỏ lọt vào bình.

D. một ca đong.

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết đo thể tích vật rắn không thấm nước.

Trả lời:

Chọn C.

Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thế chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình.

Bài 4.10 trang 13 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Một miếng sắt hình hộp chữ nhật có các cạnh a = 1 cm; b = 4cm; c = 6cm. Để xác định thể tích của miếng sắt người ta dùng các cách sau đây:

1. Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng công thức:

V = a x b x c

2. Dùng bình chia độ có đường kính d với: 1cm < d < 4cm.

3. Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4cm và bình tràn có đường kính lớn hơn 6cm.

4. Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6cm.

Hỏi các cách nào ở trên có thể xác định được thể tích của miếng sắt?

A. Cách 1, 3 và 4.

B. Cách 2, 3 và 4.

C. Cách 1, 2, 3 và 4.

D. Cách 3 và 4.

Trả lời:

Để xác định thể tích của miếng sắt người ta dùng:

+ Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng công thức: V = a x b x c

+ Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4cm và bình tràn có đường kính lớn hơn 6cm

+ Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6cm

=> Các cách 1, 3 và 4 ờ trên đều có thể xác định được thể tích của miếng sắt.

Chọn A

Các cách 1, 3 và 4 ở trên đều có thể xác định được thể tích của miếng sắt.

Bài 4.11 trang 13 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300cm3 và ĐCNN 5cm3. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?

A. 215cm3.

B. 85cm3.

C. 300cm3

D. Cả ba phương án trên đều sai.

Trả lời:

Chọn D.

Quả cam thường nổi một phần nên theo kết quả trên nước tràn ra 215 cm3 không phải là thể tích quả cam.

Bài 4.12 trang 14 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bình chia độ trong thí nghiệm đo thể tích của vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt vào bình chia độ, dùng để đo thể tích của

A. nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào.

B. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào.

C. nước tràn vào bình chứa

D. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào và nước tràn vào bình chứa.

Trả lời:

Chọn C.

Bình chia độ trong thí nghiệm trên dùng để đo thể tích của nước tràn vào bình chứa. Đó cũng là thể tích vật

Bài 4.13 trang 14 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Một bình chia độ có GHĐ 100cm3 và ĐCNN 1cm3 chứa nước tới vạch số 50. Khi thả vào bình một hòn phấn viết bảng thì nước dâng lên tới vạch 58. Thể tích của viên phân bằng bao nhiêu?

A. 8cm3.

B. 58cm3

C. 50cm3.

D. Cả ba phương án trên đều sai.

Trả lời:

Chọn D

Cả ba phương án trên đều sai. Nếu viên phấn là một vật không thấm nước thì kết quả A là đúng, nhưng viên phấn là một vật thấm nước nên kết quả ấy là sai.

Bài 4.14 trang 14 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hãy mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn và binh chứa theo dàn ý sau:

1. Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm.

2. Các bước làm thí nghiệm.

Chú ý:

  • Vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ
  • Không yêu cầu vẽ hình.

Trả lời:

1. Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm: Lấy một bình tràn đổ đầy nước và đặt bình chia độ vào chỗ hứng nước ở vòi tràn.

2. Các bước làm thí nghiệm.

Thả vật rắn vào bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào bình chia độ. Đọc kết quả mực nước trong bình chia độ.

Thể tích của vật rắn bằng thể tích nước ở bình chia độ

Bài 4.15 trang 14 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Ba bạn Đông, An, Bình cùng tiến hành đo thể tích của một chiếc hộp sắt rỗng, kín có dạng hình hộp chữ nhật và có thể nổi trong nước

Đông dùng thước đo các cạnh của hộp rồi tính thể tích của hộp theo công thức V = chiều dài x chiều rộng x chiều cao.

An thả hộp vào một bình tràn đựng đầy nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để biết thể tích của hộp.

Bình thả hộp vào một bình tràn đựng đầy nước, dùng một hòn đá nặng không thấm nước đặt trên hộp cho cả hộp và hòn đá cùng chìm trong nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ đê xác định thể tích của hộp. Cách đúng là cách đo của

A. bạn Đông.

B. bạn An và Bình,

C. bạn Đông và Bình.

D. cả ba bạn.

Trả lời:

Chọn A

Cách đúng là cách đo của bạn Đông, hai cách còn lại đều sai. Cách bạn An chỉ đo được thể tích phần chìm. Cách bạn Bình thì đó là thể tích của cả hòn đá.

Bài 4.16 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hình 4.1 mô tả thí nghiệm đo thể tích của một hòn đá. Kết quả ghi thể tích của hòn đá trong trường hợp nào sau đây là đúng?

A. V = 200cm3

B. V = 75cm3.

C. V = 60cm3.

D. V = 50cm3.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Trả lời:

Chọn D.

Theo thí nghiệm hình 4.1 thì thể tích của một hòn đá V = 200 -150 = 50cm3

Bài 4.17 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hình vẽ 4.2 mô tả thí nghiệm đo thể tích của một hòn đá. Kết quả ghi thể tích của hòn đá trong trường hợp nào sau đây là đúng?

A. V = 35cm3.

B. V = 30cm3.

C. V = 40cm3.

D. V = 32cm3

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Trả lời:

Chọn B.

Theo thí nghiệm hình 4.2 thì thể tích của một hòn đá V = Vnước tràn =30cm3

Bài 4.18 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trò chơi ô chữ

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Hàng ngang

1. Khi đo thể tích vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ, người ta phải dùng tới bình này.

2. Đại lượng này phải dùng thước để đo.

3. Bình chia độ phải đặt theo phương này.

4. Tên dụng cụ mà học sinh dùng đế vẽ đường thẳng.

5. Một tên gọi khác của thước dây.

6. Bình chia độ dùng để đo thể tích của chất này.

7. Việc làm cuối cùng khi đo độ dài hoặc thể tích.

8. Vật dùng để chứa chất lỏng tràn ra từ bình tràn.

9. Giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.

10. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo.

Hàng dọc được tô đậm

Từ nằm trong các ô in đậm theo hàng dọc chỉ tên của dụng cụ nào?

Trả lời:

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Ngoài các bài giải VBT Vật lý lớp 6 trên, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Tham khảo các bài giải Vật lý lớp 6

Chia sẻ, đánh giá bài viết
172
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Lý 6

    Xem thêm