Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 6 bài 15: Đòn bẩy

Giải bài tập Vật lý lớp 6 bài 15 Đòn bẩy

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 6 bài 15: Đòn bẩy. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Bài C1, C3, C5, C6 trang 47, 49 SGK Vật lý 6

C1. Hãy điền các chữ O, O1 và O2 vào vị trí thích hợp trên các hình 15.2, 15.3.

Trả lời:

(1) – O1

(2) – O (4) – O1 (5) – O (6) – O2

(3) – O2

C3. Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chồ trống của câu sau:

Muốn lực nâng vật (1) ............................trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng (2)...................... khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Trả lời:

(1) Nhỏ hơn

(2) Lớn hơn

C5. Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình 15.5.

Trả lời:

Các điểm tựa trên hình 15.5 SGK là: Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền; trục bánh xe cút kít; ốc giữ chặt hai nửa kéo; trục quay bập bênh.

- Điểm tác dụng của lực F1 khi đó là: Chỗ nước đẩy vào mái chèo; chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm; chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; chỗ một bạn ngồi.

- Điểm tác dụng của lực F2 khi đó là: Chỗ tay cầm mái chèo; chỗ tay cầm xe cút kít; chỗ tay cầm kéo; chỗ bạn thứ hai ngồi

C6. Hãy chỉ ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bẩy ở hình 15.1 để làm giảm lực kéo hơn

Trả lời:

Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn; buộc dây kéo xa điểm tựa hơn; buộc thêm gạch, khúc gỗ hoặc các vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.

Câu C2 trang 48 SGK Vật lí 6

- Đo trọng lượng của vật và ghi kết quả vào bảng dưới.

Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế theo ba trường hợp ghi trong bảng.

So sánh OO1 và OO2

Trọng lượng của vật p = F1

Cường độ của lực kéo vật F2

OO2 > OO1

F1 = N

F2 = ……..N

OO2 = OO1

F2 = ……..N

OO2 < OO1

F2 = ……..N

Câu C4 trang 49 SGK Vật lí 6: Tìm ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.

Một số dụng cụ sử dụng như đòn bẩy trong cuộc sống: Cái kéo, kềm bấm, xe cút kít, mái chèo thuyền.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
72
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Vật Lí 6

    Xem thêm