Giải bài tập trang 68, 69, 70 SGK Vật lý lớp 6: Nhiệt kế - Nhiệt giai
Giải bài tập trang 68, 69, 70 SGK Vật lý lớp 6: Nhiệt kế - Nhiệt giai
Được chia sẻ hoàn toàn miễn phí trên trang VnDoc.com tài liệu: Giải bài tập trang 68, 69, 70 SGK Vật lý lớp 6: Nhiệt kế - Nhiệt giai cung cấp đến các bạn học sinh kiến thức cơ bản của bài học, đồng thời hướng dẫn giải các bài tập trong SGK. Thông qua tài liệu này các bạn học sinh sẽ nắm chắc được kiến thức cơ bản của bài học, biết vận dụng những kiến thức đó vào quá trình giải bài tập.
Giải bài tập trang 65, 66, 67 SGK Vật Lý lớp 6: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Giải bài tập trang 62, 63, 64 SGK Vật Lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất khí
Giải bài tập trang 60, 61 SGK Vật lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Giải bài tập trang 58, 59 SGK Vật lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Tóm tắt kiến thức cơ bản: Nhiệt kế - Nhiệt giai
1. Nhiệt kế
- Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ.
- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
- Có nhiều loại nhiệt kế như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế, ...
2. Nhiệt giai
* Nhiệt giai Xenxiut:
- Nhiệt độ nước đá đang tan là 00C.
- Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C.
* Nhiệt giai Fare nhai:
- Nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F .
- Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 2120F.
* Chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai Xenxiut sang nhiệt giai Farenhai:
- Độ tăng nhiệt độ 10C = độ tăng nhiệt độ 1,80F.
- Nhiệt độ 00C ứng với nhiệt độ 320F.
Giải bài tập trang 68, 69, 70 SGK Vật lý lớp 6
Câu 1. Có 3 bình đựng nước a, b, c cho thêm đá vào bình a để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm
a) Nhúng ngón trỏ của bàn tay phải vào bình a, nhúng ngón trỏ của bàn tay trái vào bình c. Các ngón tay có cảm giác thế nào?
b) Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng vào bình b. Các ngón tay có cảm giác thế nào? Từ thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì?
Hướng dẫn giải:
a. Ngón tay nhúng vào bình a có cảm giác lạnh còn ngón tay nhúng vào bình c có cảm giác nóng.
b. Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng ngay vào bình b, ngón tay từ bình a sẻ có cảm giác nóng, ngón tay từ bình c có cảm giác lạnh hơn dù nước trong bình b có nhiệt độ nhất định.
Nhận xét: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của một vật mà ta sờ hoặc tiếp xúc với nó.
Câu 2: Cho biết, thí nghiệm vẽ ở các hình (SGK) dùng để làm gì?
Hướng dẫn giải: Thí nghiệm ở các hình (SGK) dùng đế xác định nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C và nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C.
Câu 3: Hãy quan sát rồi so sánh các nhiệt kế ở hình (SGK) về GHĐ và ĐCNN, công dụng và điền vào bảng sau:
Hướng dẫn giải:
Câu 4. Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có dụng gì?
Hướng dẫn giải: Ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể.
Câu 5. Hãy tính xem 300C, 370C ứng với bao nhiêu 0F?
Hướng dẫn giải:
- Ta có: 300C = 00C + 300C
Hay: 300C = 320F + (30.1,80F) = 860F
- Tương tự: 370C = 00C + 370C
Hay: 370C = 320F + (37.1,80F) = 98,60F.