Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 11
- Bài 11.1 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.2 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.3 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.4 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.5 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.6 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.7 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.8 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.9 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.10 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.11 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.12 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.13 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.14 trang 40 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 11.15 trang 40 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng là tài liệu học tốt môn Vật lý lớp 6, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong vở bài tập Lý 6. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SGK Vật lý lớp 6 bài 11: Khối lượng riêng, trọng lượng riêng
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 10: Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
Bài 11.1 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Chỉ cần dùng một cái cân
B. Chỉ cần dùng một cái lực kế.
C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ.
D. Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ.
Trả lời:
Chọn D
Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cẩn dùng những dụng cụ là một cái cân và một cái bình chia độ. Cân để đo khối lượng, bình chia độ đo thể tích.
Bài 11.2 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Một hộp sữa Ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3.
Trả lời:
Đề đã cho: m = 397g = 0,397kg; V = 320cm3 = 0,00032m3
Khối lượng riêng của sữa là
Bài 11.3 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg.
a) Tính thể tích của 1 tấn cát
b) Tính trọng lượng của một đống cát 3m3.
Hướng dẫn
Đề đã cho: V1 = 10l =10 dm3 = 0,01m3; m1 = 15kg
a) m = 1tấn = 1000kg => V = ?
b) V = 3m3 => m =?
Khối lượng riêng của cát là
Trả lời:
a) Thể tích 1 tấn cát
b) Tính trọng lượng của một đống cát 3m3.
Khối lượng: m = D.v = 1.500 x 3 = 4.500kg
=> Trọng lượng: p = 10m = 45.000N
Bài 11.4 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.
Trả lời
Tóm tắt: V = 900cm3 = 0,0009 m3; m = 1kg => D =?
Khối lượng riêng của bột giặt
So sánh với nước: Dnước = 1000kg/m3 => Dnước < Dkem
Bài 11.5 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Mỗi hòn gạch "hai lỗ" có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.
Trả lời
Thể tích phần gạch trong mỗi viên gạch:
V = 1200 - (2.192) = 816cm3 = 0,000816m3
Khối lượng riêng của gạch:
Trọng lượng riêng của gạch d = 10D = 19608N/m3
Bài 11.6 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Hãy tìm cách đo khối lượng riêng của cát khô đã được đặt lèn chặt.
Trả lời:
Đánh dấu mức cát bị lèn chặt trong bình
Đưa cát lên cân được khối lượng m1
Đổ cát ra, đưa bình lên cân được khối lượng m2
Đổ một lượng nước vào bình sao cho đến mức ta đánh dấu ở trên, đo thể tích nước đổ vào là V.
Khối lượng riêng của cát: D = (m1−m2)/V
Bài 11.7 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?
A. 2.700kg. B. 2.700N.
C. 2.700kg/m3. D. 2.700N/m3.
Trả lời:
Chọn C
Đơn vị đo của khối lượng riêng phải là kg/m3 nên đáp án C là đúng.
Bài 11.8 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Trọng lượng riêng của gạo vào khoảng
A. 12.000kg. B. 12.000N
C. 12.000kg/m3 D. 12.000N/m3.
Trả lời:
Chọn D
Đơn vị đo của trọng lượng riêng phải là N/m3 nên đáp án D là đúng
Bài 11.9 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Vậy, 1kg sắt sẽ có thể tích vào khoảng
A. 12,8cm3 B. 128cm3.
C. 1.280cm3. D. 12.800cm3.
Trả lời:
Chọn B
Bài 11.10 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng
A. 1,6N. B. 16N.
C. 160N. D. 1600N.
Trả lời:
Chọn B
Khối lượng của 2 lít dầu ăn là m = D.V= 800. 0,002 = 1,6kg.
Trọng lượng P = 10m = 1,6.10 = 16N
Bài 11.11 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Người ta thường nói đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?
A. Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm.
B. Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm.
C. Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.
D. Vì trọng lượng cúa miếng đồng lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.
Trả lời
Chọn A
Vì trọng lượng của một vật còn phụ thuộc thể tích nếu khối nhôm có thể tích lớn thì trọng lượng cũng lớn.
Bài 11.12 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Cho biết 1kg nước có thế tích 1 lít còn 1 kg dầu hỏa có thể tích 5/4 lít.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa.
B. 1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước.
C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của nước
D. Khối lượng riêng của nước băng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.
Trả lời:
Chọn D
Phát biểu đúng: Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.
Bài 11.13 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Một học sinh định xác định khối lượng riêng D của ngô bằng phương pháp sau:
- Đong một ca ngô đầy ngang miệng ca, rồi dùng cân đo khối lượng m của ngô.
- Đổ đầy một ca nước rồi dùng bình chia độ đo thể tích V của nước
- Tính D bằng công thức: D = m/V
Hỏi giá trị của D tính được có chính xác không? Tại sao?
Trả lời:
Giá trị của D tính được không chính xác. Vì khi tính thể tích của ngô ta thấy, giữa các hạt ngô có khoảng trống nên thể tích ca nước không bằng thể tích ngô trong ca. Cho nên giá trị của D tính được không chính xác.
Bài 11.14 trang 40 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Trong phòng thí nghiệm người ta xác định chính xác khối lượng riêng của vật rắn bằng cân Rô-béc-van và một loại bình đặc biệt đã được mô tả trong bài tập 5.17*.
Thực hiện ba lần cân:
- Lần thứ nhất: Thực hiện như lần cân thứ nhất trong bài 5.17*.
- Lần thứ hai: Bỏ vật ra khỏi đĩa cân và làm cân thăng bằng lại bằng khối lượng m2.
- Lần thứ ba: Thực hiện như lần cân thứ hai trong bài 5.17*. (Chú ý: Người ta gọi tổng khối lượng của các quả cân trong trường hợp này là m3, không phải là m2 như trong bài 5.17*)
Biết khối lượng riêng của nước cất là 1g/cm3. Hãy chứng minh rằng khối lượng riêng của vật tính ra g/cm3 có độ lớn là:
Trả lời:
Lần thứ nhất ta có: mT = mb + mV + m1 (1)
Lẩn thứ hai ta có: mT = mb + m2 (2)
Từ đó suy ra: mV = m2 – m1 (3)
Lần thứ ba ta có: mT = mb’ + mV + m3 (4)
Từ (4) và (1) suy ra: mb – mb’ + m1 – m3 = 0 (5)
⇒ mb – mb’ = Dn .V = m3 – m1
Từ (3) và (5) suy ra:
Bài 11.15 trang 40 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Trò chơi ô chữ
Hàng ngang
1. Đơn vị lực.
2. Khối lượng của một đơn vị thể tích một chất.
3. Lực hút mà Trái Đất tác dụng lên vật.
4. Dụng cụ dùng để đo khối lượng.
5. Đơn vị khối lượng.
6. Vật có tính àản hồi dùng để chế tạo lực kế.
7. Dụng cụ dùng để đo lực.
8. Đại lượng chỉ lượng chất chứa trong một vật.
9. Lực mà một lò xo tác dụng lên hai vật tiếp xúc (hoặc gắn với hai đầu của nó) khi nó bị nén hoặc kéo dãn.
10. Một trong hai kết quả thể hiện trên vật bị lực tác dụng.
Hàng dọc được tô đậm
Cường độ hay độ lớn của trọng lực.
Trả lời:
Trò chơi ô chữ