Giải bài tập trang 84 SGK Vật lý lớp 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
Giải bài tập trang 84 SGK Vật lý lớp 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
Tài liệu: Giải bài tập trang 84 SGK Vật lý lớp 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) do VnDoc.com sưu tầm và tổng hợp. Lời giải bài tập sự bay hơi và ngưng tụ này sẽ giúp các bạn học sinh trong quá trình tự trau dồi và rèn luyện, củng cố kỹ năng giải bài tập. Tài liệu được trình bày rõ ràng, chi tiết giúp các bạn nắm vững được các nội dung cơ bản đã học để vận dung vào việc giải các bài tập cụ thể.
Giải bài tập trang 80, 81, 82 SGK Vật lý lớp 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Giải bài tập trang 78, 79 SGK Vật lý lớp 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
Giải bài tập trang 76 SGK Vật lý lớp 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc
Giải bài tập trang 68, 69, 70 SGK Vật lý lớp 6: Nhiệt kế - Nhiệt giai
Giải bài tập trang 84 SGK Vật lý lớp 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
Câu 1: Có gì khác nhau giữa nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và trong cốc thí nghiệm?
Hướng dẫn giải: Quan sát thí nghiệm ta thấy:
- Nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và cốc thí nghiệm lúc đầu bằng nhau.
- Sau khi cho đá lạnh vào cốc thí nghiệm thì nhiệt độ nước trong cốc thí nghiệm thấp hơn trong cốc đối chứng.
Câu 2: Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm?
Hướng dẫn giải: Ta thấy hiện tượng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm (cốc nước đá) có những giọt nước đọng lại, còn cốc đối chứng không có hiện tượng này.
Câu 3: Các giọt đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm có thể là do nước ở trong cốc thấm ra không? Tại sao?
Hướng dẫn giải: Không vì cốc thuỷ tinh không thế thấm nước.
Câu 4: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do đâu mà có?
Hướng dẫn giải: Do không khí có chứa hơi nước nên lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài của cốc thí nghiệm bị lạnh xuống và ngưng tụ lại thành những giọt nước.
Câu 5: Vậy dự đoán của chúng ta có đúng không?
Hướng dẫn giải: Theo kết quả nhận xét từ câu 1 đến câu 4 cho ta thấy dự đoán của ta về sự ngưng tụ là quá trình ngược với sự bay hơi là đúng.
Câu 6: Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ.
Hướng dẫn giải
- Sương (do không khí có chứa hơi nước, đêm xuống nhiệt độ hạ thấp làm hơi nước trong không khí bị lạnh ngưng tụ thành sương).
- Mưa: Do những đám mây có chứa hơi nước gặp lạnh ngưng tụ lại thành mưa.
Câu 7: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng lại trên lá cây vào ban đêm.
Hướng dẫn giải: Về ban đêm nhiệt độ hạ xuống, hơi nước trong không khí quanh lá cây ngưng tụ thành những giọt sương, nhiều giọt sương tụ lại tạo thành những giọt nước.
Câu 8: Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút kín thì không cạn?
Hướng dẫn giải: Khi không đậy nút mặt thoáng của rượu thông với không khí bên ngoài nên sự bay hơi tiếp tục xảy ra do đó rượu cạn dần, còn nếu đậy nút kín thì mặt thoáng của rượu không thông với không khí bên ngoài nên sự bay hơi bị ngừng lại do đó rượu không cạn.